Cơ Giới Hóa Giúp Giảm Đến 20% Chi Phí Sản Xuất Mía

Theo các chuyên gia ngành đường, nếu áp dụng cơ giới hóa trong canh tác mía theo phương thức của các nước phát triển có thể giúp giảm đến 20% chi phí sản xuất.
Ông Nguyễn Văn Lộc, Tổng giám đốc Công ty đường Biên Hòa cho biết, nếu áp dụng cơ giới hóa canh tác mía theo phương thức của nhiều nước phát triển, ngoài việc có thể giúp giảm chi phí đến 20% phương thức này cũng góp phần tăng năng suất đường trên một hecta từ 15-20% so với phương thức hiện tại ở Việt Nam.
Ông Lộc cho biết tại hội thảo “Giải pháp sản xuất mía Việt Nam 2014” do Công ty John Deere phối hợp cùng đại lý tại Việt Nam, Công ty thiết bị Mê Kông, tổ chức ngày 8-1 tại TPHCM.
Theo ông Lộc năm 2015 , Hiệp định khu vực mậu dịch tự do ASEAN - AFTA sẽ có hiệu lực, tuy nhiên ngành mía đường Việt Nam vẫn còn tụt hậu khá xa xét về năng lực cạnh tranh so với các đối tác trong khu vực. Ông cho hay cơ giới hóa sản xuất mía là chìa khóa giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia ngành mía đường, có nhiều vấn đề trong quy trình canh tác và thu hoạch làm ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng cây mía ở Việt Nam. Ví dụ, tại Việt Nam người trồng mía chọn khoảng cách giữa các hàng mía từ 0,8-1,4 m, nhưng theo thông lệ chung trên thế giới thì khoảng cách đạt chuẩn là từ 1,8 -1,9 m. Nếu canh tác hàng rộng theo đúng chuẩn người trồng mía có thể tiết kiệm được chi phí canh tác trong khi năng suất thu hoạch tăng từ 5-10%. Đối với việc kiểm soát cỏ, kết hợp biện pháp cơ giới với hóa học, giúp giảm chi phí hóa chất lên đến 50% và làm tăng năng suất cây mía từ 15-20%.
Ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công, tập đoàn đang sở hữu cổ phần trong rất nhiều công ty mía đường ở Việt Nam hiện nay, cho biết ngành mía đường đang “vật lộn” với đường giá rẻ nhập lậu từ Thái Lan vì loay hoay không giải quyết được cái gốc là năng suất cây mía.
“Nếu nhà máy đường và nông dân cùng cải tiến được năng suất mía, cải tiến được công nghệ thu hoạch, sản xuất thì cơ quan ban ngành không cần phải vất vả chống đường nhập lậu như hiện nay, tự đường nhập lậu không còn đất sống trên thị trường”, ông nói.
Có thể bạn quan tâm

Rối loạn thị trường, gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh là những hệ lụy từ cơn sốt thương nhân Trung Quốc tranh mua thủy sản ở nhiều tỉnh ven biển miền Trung.

Ông Ghê nuôi cá đã hơn 11 năm. Trên cùng một diện tích đất (5.000m2), ông nuôi rất nhiều loại cá như: cá phi, cá trê, cá bống tượng, cá tra, cá sặc bổi…

Hải Phòng là địa phương có truyền thống và kinh nghiệm về nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2013 đạt 50.694,7 tấn, trong đó sản lượng tôm nuôi đạt 5.064,9 tấn, tăng 112,72% so với năm 2012. Phát huy kết quả đó, năm 2014, ngành Nông nghiệp và PTNT và các địa phương thực hiện nhiều giải pháp phòng ngừa dịch bệnh, tăng sản lượng và chất lượng thủy sản nuôi.

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục dự án "Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra, cá basa bền vững tại Việt Nam" do Liên minh châu u (EU) tài trợ trong khuôn khổ Chương trình Switch-Asia của EU.

Những năm gần đây, người nuôi tôm đối mặt với nhiều thách thức do nhiều nguyên nhân. Trong đó, do chất lượng con giống không đảm bảo, thuốc thú y thủy sản tăng liên tục, đầu ra sản phẩm bấp bênh... Để tạo bước chuyển biến mới cho nghề nuôi tôm, Bạc Liêu cần triển khai nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả và bền vững hơn.