Cơ giới hóa 84% khâu thu hoạch lúa

Thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp.
Theo Sở NN&PTNT, nhiều nông dân trong tỉnh Bạc Liêu đã ứng dụng máy móc vào sản xuất từ khâu làm đất đến khâu thu hoạch.
Hiện, toàn tỉnh có 3.751 máy cày các loại, 250 máy gặt đập liên hợp, 1.952 máy suốt lúa, 165 máy sấy lúa, 657 máy và 9.731 bình bơm phun thuốc bảo vệ thực vật, 72.565 máy bơm nước...
Đến nay, nông dân trong tỉnh đã cơ giới hóa 100% khâu làm đất, 84% khâu thu hoạch lúa.
Trong đó, máy gặt đập liên hợp trong tỉnh đáp ứng 23,5% và máy gặt đập liên hợp ngoài tỉnh đáp ứng 60,5%.
Bên cạnh đó, có 75% sản lượng lúa được sấy. Trong đó, lò sấy trong tỉnh đáp ứng khoảng 13% và lò sấy ngoài tỉnh đáp ứng khoảng 62%.
Có thể bạn quan tâm

Hàng trăm người dân đổ về huyện Sơn Hà, Tây Trà và Sơn Tây (Quảng Ngãi) triệt hạ cây rừng phòng hộ để thu hoạch ươi đang còn tươi, non.

Sau hơn 15 năm có mặt và phát triển trên vùng đất Thượng Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh), cây cam chanh đã khẳng định được vị trí của mình, bởi sự thích nghi với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng, có hương vị đậm đà không thua kém gì các sản phẩm cam nổi tiếng trong tỉnh như: Cam bù Hương Sơn, cam Khe Mây, cam chanh Cẩm Yên...

Mặn xâm nhập sâu vào hạ lưu sông Thu Bồn. Để cứu 600ha lúa chính vụ, ngành thủy lợi và các đơn vị liên quan đang dốc sức thi công tuyến đập bổi ngăn mặn tại khu vực cầu Gò Nổi nhằm đảm bảo cung ứng nguồn nước ngọt cho trạm bơm điện Xuyên Đông (Duy Xuyên) hoạt động ổn định.

Để đạt được mức tăng trưởng như trên thì chi phí bán hàng và chi phí quản lý cũng tăng hơn 45% lên 758 tỷ đồng. Trong đó, chi phí bán hàng đạt 629 tỷ đồng, tăng 40%.

Hiện mặt hàng cá tra đã xuất khẩu sang 150 quốc gia trên thế giới (Hoa Kỳ và EU chiếm gần 40%), giá trị xuất khẩu khoảng 1,8 tỷ USD/năm, trong đó tỷ trọng xuất khẩu cá tra phi lê chiếm khoảng 90%.