Có dấu hiệu tội phạm trong vụ sản xuất, kinh doanh phân bón giả tại Đồng Nai

Ngày 27/8, BCĐ 389 Quốc gia về phòng chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại đã có buổi làm việc với cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai về vụ phát hiện cơ sở kinh doanh và sản xuất phân bón giả lớn tại địa phương này.
Ban chỉ đạo 389 Quốc gia thì vụ việc phát hiện số lượng lớn phân bón giả tại Công ty Thuận Phong do ông Khuất Mạnh Tường làm giám đốc, đóng tại phường Long Bình, TP Biên Hòa, Đồng Nai là rất rõ ràng.
Công ty Thuận Phong đã trá hình núp bóng trong đất thuê của Quân đội, để sang chiết và sản xuất phân bón giả nhãn hiệu của Hoa Kỳ. Quá trình kiểm tra và thu giữ, lực lượng chức năng đã phát hiện 26 loại phân bón vô cơ, hữu cơ các loại, là phân ure cao cấp siêu tiết kiệm đạm, phân super, phân super nitro-ure A, phân NPK cao cấp và các loại phân trung vi lượng kẽm, Bo, đồng, mangne sium sulphat, phân cao cấp Nano…
Tổng số trên 16.605 bao, 14.700 gói dạng bột và 600 lít dạng nước cùng nhiều loại phân bón dán mác sản xuất tại Mỹ. Sau khi kiểm tra tại Trung tâm Chất lượng đo lường III, kết quả cho thấy, trong 29 mẫu đã có tới 19 mẫu không đạt chất lượng. Điều này là đủ cơ sở để khởi tố vụ án, khởi tố bị can với 2 hành vi kinh doanh trái phép và sản xuất phân bón giả.
Theo Thiếu tướng Nguyễn Văn Khánh, Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai, vụ việc có nhiều dấu hiệu của tội phạm. Vì thế sẽ chỉ đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai cử các điều tra viên có kinh nghiệm tiếp tục điều tra và đưa ra kết luận trong vòng 1 tuần.
Trước đó, vào ngày 24/4, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia về phòng chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại đã kiểm tra và bắt quả tang Công ty Thuận Phong đang thực hiện hành vi sang chiết, đóng chai phân bón dạng nước mang nhãn hiệu VITOL giả của Mỹ. Gần 3.300 chai phân bón VITOL giả bị phát hiện tại hiện trường cùng hàng trăm kg nhãn mác giả. Số nhãn hàng hóa giả này do chính Công ty Thuận Phong thuê in ấn.
Có thể bạn quan tâm

Thị trường nông sản đang nóng dần lên khi hàng loạt trái cây đang chín rộ. Điểm đáng mừng là sức tiêu thụ mạnh và giá ổn định hơn so với cùng kỳ, mặc dù giá đã có chiều hướng giảm.

Sau 3 năm thực hiện, dự án “Chăn nuôi bò thịt bán chăn thả trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang” do kỹ sư Hồ Văn Sơn, Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Phụng Hiệp, làm chủ nhiệm đã mang lại nhiều kết quả đáng kể.
Do biến động giá cao su giảm sâu trong thời gian qua nên Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam điều chỉnh giảm diện tích trồng mới năm 2015 tại các doanh nghiệp thực hiện dự án tại các tỉnh Tây Bắc, trong đó có tỉnh Điện Biên. Nhưng, dù kế hoạch giao trồng mới giảm nhiều so với những năm trước, doanh nghiệp vẫn gặp không ít khó khăn khi thực hiện.
Có dịp trở lại xã Chà Cang, huyện Nậm Pồ vào những ngày cuối tháng 5, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay từng ngày của mảnh đất trước đây còn gặp nhiều “gian khó”. Phóng tầm mắt dọc hai bên đường những ngôi nhà mới khang trang mọc lên san sát nhau tạo nên khung cảnh trù phú, yên vui.

Liên tiếp phải ngưng sản xuất đến 4 vụ do nắng hạn kéo dài, từ tháng 8 năm 2014 đến nay, do vậy, đối với người dân vùng hạn trong tỉnh Ninh Thuận là phải làm mọi cách để bảo vệ đàn gia súc, nguồn thu nhập chính đối với kinh tế gia đình. Cách hiệu quả nhất lúc này đang được nhiều hộ chăn nuôi bò, dê, cừu áp dụng là tận dụng triệt để phụ phẩm nông nghiệp, kết hợp với trồng bắp, trồng cỏ để tạo nguồn thức ăn xanh cho đàn gia súc.