Cơ Bản Được Kiểm Soát Sử Dụng Chất Cấm Trong Chăn Nuôi

Tại cuộc họp về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) chiều 5/4, Bộ NN&PTNT đã chính thức công bố kết quả kiểm tra tình hình sử dụng hóa chất cấm Beta agonist trong chăn nuôi.
Thực hiện chỉ đạo của Cục Chăn nuôi, trong thời gian qua Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố đã khẩn trương tổ chức kiểm tra chất cấm thuộc nhóm Beta agonist. Kết quả phân tích cho thấy, có 13 trên tổng số 168 mẫu TĂCN dương tính với Beta agonist chiếm 7,8%; 8 trên tổng số 119 mẫu thịt, gan lợn dương tính, chiếm 6,7% và 7 mẫu trên tổng số 58 mẫu nước tiểu có Beta agonist, chiếm 12,1%.
Cùng với đó, Bộ NN&PTNT cũng thành lập đoàn công tác có sự tham gia của Cục Chăn nuôi và Viện Kiểm nghiệm ATVSTP quốc gia (Bộ Y tế) đi lấy mẫu TĂCN, mẫu thịt, gan lợn để kiểm tra chất cấm tại 15 tỉnh miền Bắc và Duyên hải Nam Trung Bộ, từ Bắc Giang đến Quang Nam. Kết quả cho thấy, có 3 mẫu dương tính với chất cấm trên tổng số 136 mẫu được kiểm tra, chiếm 2,2%. Trong đó có 2 mẫu TĂCN và 1 mẫu gan lợn. Như vậy, số lượng mẫu dương tính với chất cấm ở khu vực phía Bắc và Duyên hải Nam Trung bộ là khá thấp.
Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, tình hình sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đã cơ bản được kiểm soát, song vẫn còn tiềm ẩn diễn biến phức tạp.
Theo Cục Thú y, vấn đề khó nhất trong việc kiểm tra chất lượng thịt hiện này là công tác quy hoạch cơ sở giết mổ. Nhiều địa phương vẫn chưa quyết liệt vào cuộc thực hiện quy hoạch này, nhất là tại một số tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ, tình trạng giết mổ nhỏ lẻ ngay tại gia đình còn phổ biến.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát nhấn mạnh, trọng tâm của việc quản lý ATVSTP, chất lượng vật tư nông nghiệp trong tháng 4 là tập trung cao độ vào các vấn đề dư luận quan tâm như chất cấm trong chăn nuôi, giết mổ và dư lượng thuốc BVTV trong rau quả. Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị liên quan của Bộ cũng như các địa phương tiếp tục lấy mẫu, phân tích để có cơ sở xử lý vi phạm. Đặc biệt chú ý sử dụng kết quả kiểm tra, xét nghiệm để truy xuất nguồn gốc tìm ra nơi, cơ sở, cá nhân, tổ chức có vi phạm, các cửa hàng kinh doanh thuốc thú y có bán chất cấm và xử lý nghiêm theo quy định của luật pháp.
Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, tính đến cuối tháng 5, nước ta đã xuất khẩu được khoảng 2,2 triệu tấn gạo, đạt gần 1 tỷ USD.

Những năm trước, khi mủ cao su có giá thì nhiều người đổ xô đi trồng cao su, bất kể diện tích vượt quá quy hoạch chung của tỉnh. Hiện nay, khi “vàng trắng” hết thời, rớt giá thì lại xảy ra cảnh không ít chủ vườn cao su rong cành, tỉa nhánh, thậm chí là chặt bỏ toàn bộ vườn cây một thời “làm nên cơ nghiệp” của mình. Thực trạng này đang diễn ra ở nhiều nơi trong tỉnh Tây Ninh.

Ông Nguyễn Bé Năm - Trưởng Trạm BVTV huyện Lai Vung cho biết: “Việc rụng trái non trên cây quýt do cây bị thiếu dinh dưỡng, thời tiết thay đổi bất thường và sâu bệnh”. Khi cây thiếu dinh dưỡng thì sẽ không đủ sức nuôi trái nên phải rụng bớt để dồn sức nuôi một số trái còn lại.

Ông Lư Khải Hoàng, ở ấp Nhơn Thuận 1, xã Nhơn Nghĩa A, cho biết: Dâu bòn bon năm nay không tiêu thụ được, vì người tiêu dùng trong nước không chuộng dâu này như dâu xanh, không xuất khẩu được. Hơn 20 gốc dâu bòn bon của ông đạt năng suất khoảng 2 tấn trái, nhưng từ đầu vụ đến nay không bán được trái nào. Đến nay, dâu đã rụng hơn một nửa.

Cũng như thông lệ hàng năm, vào thời điểm này mặt hàng trái cây tại ĐBSCL lại rơi vào tình trạng được mùa, mất giá, đầu ra bấp bênh.