Có 4 hợp tác xã ca cao chứng nhận UTZ

Sản lượng ước tính năm 2015 khoảng 260 tấn trái. Trong đó, xã Long Thới có số hộ tham gia nhiều nhất, với 64 hộ, canh tác trên 31ha.
Từ đầu năm 2015 đến nay, có khoảng 4.500/8.200 cây ca cao được trồng mới trên tổng số cây đăng ký trồng mới năm 2015 trên địa bàn huyện.
Tham gia dự án, Ban chủ nhiệm và thành viên hợp tác xã được tập huấn các chuyên đề về kỹ năng quản lý, điều hành, bộ tiêu chuẩn chứng nhận UTZ, kỹ thuật canh tác ca cao theo tiêu chuẩn UTZ, thu hoạch, sơ chế, bảo quản ca cao, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả.
Ngoài ra, dự án hỗ trợ 30 triệu đồng cho các hợp tác xã để xây dựng quỹ tương trợ giúp nhau giữa các thành viên, bên cạnh còn hỗ trợ các dụng cụ chăm sóc cây ca cao và chế biến phân bón từ phế phẩm trái ca cao.
Dự án phát triển ca cao chứng nhận theo tiêu chuẩn UTZ chính thức được triển khai tại Bến Tre từ đầu năm 2011, dưới sự hỗ trợ của Hiệp hội Thụy Sỹ Vì sự hợp tác quốc tế Helvetas Việt Nam.
Mục tiêu nhằm góp phần nâng cao mức sống của cư dân nông thôn thông qua việc phát triển năng suất, tiếp thị ca cao chất lượng cao, bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Tháng 6-2011, Tổ sản xuất chôm chôm ấp Phụng Đức B, xã Phú Phụng, huyện Chợ Lách (Bến Tre) được công nhận đạt bộ tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (GlobalGAP), với diện tích hơn 22ha, có 36 hộ tham gia. Đây là tổ sản xuất chôm chôm theo tiêu chuẩn GlobalGAP đầu tiên của huyện được công nhận. Thế nhưng mô hình rất khó nhân rộng, bởi chi phí quá cao và còn nhiều chuyện phải bàn.

Theo quyết định được Bộ Nông nghiệp Mỹ công bố vào cuối tuần trước, vải và nhãn tươi của Việt Nam sẽ được phép xuất khẩu vào Mỹ nếu đáp ứng được 1 số tiêu chuẩn về vệ sinh-an toàn thực phẩm.

Bệnh chổi rồng - hay còn gọi là chùn đọt, đầu lân - gây hại chủ yếu trên cây nhãn, bắt đầu xuất hiện ở Sóc Trăng từ năm 2007, nhưng đến năm 2011 bùng phát thành dịch gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất, nhiều nhất ở các huyện Kế Sách, Long Phú…

Kể từ khi bệnh vàng lá gân xanh xuất hiện đến nay, những vườn cam sành bạt ngàn nằm ven các con lộ nông thôn chạy qua địa bàn các xã, thị trấn của huyện Châu Thành, thị xã Ngã Bảy ngày nào đã nhanh chóng thay màu lá mới, khi màu xanh tươi tốt dần biến mất và để lại một màu vàng nhạt nhẽo ngoài mong đợi.

Từ sáng sớm tới chiều muộn, chợ Hà Vỹ không lúc nào ngớt người ra vào. Người mua kẻ bán mặc cả, gia cầm kêu inh ỏi. Vợ anh Thường, chủ ki ốt B3 cho biết, đều như vắt chanh, ngày hai lượt chiếc loa truyền thanh chợ Hà Vỹ oang oang bản tin cảnh báo dịch cúm H5N6.