Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuyện Về V.A.C

Chuyện Về V.A.C
Ngày đăng: 12/05/2014

VAC (vườn-ao-chuồng) gần đây lại rộ lên như là phát minh mới của các nhà quản lý. Lạ thật!

Mà có gì mới đâu! Thật ra VAC có từ thời hồng hoang rồi. Tôi nhớ từ bé, nhà nào cũng có ao thả cá, có chuồng lợn, đàn gà, chuồng trâu, có mảnh vườn trồng rau mùa nào thức ấy. Đó là mô hình tự cấp tự túc khép kín. Nhỏ, nhưng bền vững. Khi ấy công cụ và phương tiện nghèo nàn, nên VAC phù hợp khá lâu dài.

Bây giờ ước mơ vườn rau, ao cá vẫn là của 70 - 80% dân số Việt Nam.

Chợt nhận ra rằng chỉ đạo nông nghiệp giờ vẫn loay hoay, không có đầu tư bao nhiêu mà cũng chẳng có chế biến! Chưa kể giờ ước mơ VAC ấy càng xa vời khi những khu đất tốt bị biến thành dự án với cách đền bù rẻ mạt, khiến nông thôn mất ổn định.

Tôi nhớ không ít bài báo của những nhà nghiên cứu kinh tế phát biểu trên báo Nông Thôn Ngày Nay, thẩm định về vai trò có tính quyết định trong nền kinh tế đất nước khá chuẩn xác. Từ nông thôn ra, tôi hiểu điều này rất sâu sắc. Nông nghiệp của ta dù còn rất yếu kém nhưng đã giúp ổn định đất nước trong những năm chao đảo suy thoái toàn cầu. Lơ lửng với nông nghiệp là thứ tham vàng bỏ ngãi.

Công nghiệp chưa có tí gốc bền vững, “công nghệ làm cái chai sạch chưa xong” (lời ông Đại sứ Nhật Bản năm xưa) thì biết bao giờ chúng ta thực sự thành một nước công nghiệp hiện đại?

Nhớ một huấn luyện viên thể thao từng nói, phải có 10 năm đào tạo mới có thể có 1 vận động viên đẳng cấp. Con người là một tiểu vũ trụ còn thế, đất nước cũng vậy thôi, cũng phải đi bước một mới hòng đi lên chứ không có chuyện nhảy cóc mà thành công.

Bởi thực tế những tập đoàn kinh tế lớn đầu tư to tát đã đổ vỡ kinh hoàng, còn nông nghiệp thì đầu tư được bao nhiêu? Nếu không nói là thả rông mà còn bị tranh ăn. Ngay phân bón và thức ăn công nghiệp, giá cả cũng mang tính chèn ép, chộp giật, làm cho người làm nông chán nản vì mình làm cho kẻ khác ăn. Đã nghèo lại nghèo hơn!

VAC không phải chuyện tào lao vì không nói thì người dân đã làm trước đó cả. Vậy VAC thời bây giờ là gì, hãy nói nghe, nếu không phải là tào lao!


Có thể bạn quan tâm

Thu Hoạch Lúa Vụ Hè Thu Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Khốn Đốn Vì Mưa Dầm Thu Hoạch Lúa Vụ Hè Thu Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Khốn Đốn Vì Mưa Dầm

Mưa liên tục trong những ngày qua đã làm cho người nông dân trồng lúa ở ĐBSCL thêm lo lắng. Giá lúa đã xuống thấp nay phải đối mặt với lúa thu hoạch khó do bị đổ ngã, ngập trong nước. Còn khi đã thu hoạch xong nhưng chưa có người mua thì lại vất vả với việc phơi lúa trong điều kiện thời tiết bất lợi.

25/06/2013
Dưa Hấu Trúng Mùa Được Giá Dưa Hấu Trúng Mùa Được Giá

Vụ hè thu 2013, huyện Gò Công Tây (Tiền Giang) xuống giống 700 ha hoa màu, trong đó có 400 ha dưa hấu, tập trung ở các xã: Bình Nhì, Đồng Thạnh, Thạnh Nhựt, Vĩnh Hựu… Trà dưa đang vào mùa thu hoạch rộ, chủ yếu là các giống: Hắc Mỹ Nhân, Super Hoàng Châu…

25/06/2013
Sắn Đang Phụ Thuộc Vào Trung Quốc, Cần Thêm Sắn Đang Phụ Thuộc Vào Trung Quốc, Cần Thêm "Lối Đi" Mới

Theo đại diện một số doanh nghiệp, phần lớn sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam hiện nay chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc, giá cả bấp bênh.

25/06/2013
Các Địa Phương Sớm Chứng Nhận Sản Phẩm Cá Ngừ Vằn Đạt Tiêu Chuẩn Xuất Khẩu Các Địa Phương Sớm Chứng Nhận Sản Phẩm Cá Ngừ Vằn Đạt Tiêu Chuẩn Xuất Khẩu

Nhằm đảm bảo chất lượng cá ngừ vằn xuất khẩu, Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) vừa chỉ đạo các chi cục Thủy sản địa phương sớm chứng nhận các doanh nghiệp của Việt Nam không sử dụng sản phẩm cá ngừ vằn được khai thác bằng phương pháp lưới cản (lưới rê) để xuất khẩu.

25/06/2013
Nuôi Bồ Câu Hà Lan Thu Nhập Khá Nuôi Bồ Câu Hà Lan Thu Nhập Khá

Anh Lý Tấn Thành, SN 1968, ngụ tại khóm 5, thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) nuôi bồ cầu giống Hà Lan cho thu nhập khá.

25/06/2013