Chuyện Về Một Người Mù Làm Kinh Tế Giỏi

Mặc dù bị mù bẩm sinh cả hai mắt nhưng với nghị lực sống mạnh mẽ cùng sự khéo léo của đôi tay và tính cần mẫn, ông Phan Ly ở thôn An Mô, xã Triệu Long (Triệu Phong - Quảng Trị) đã vượt qua số phận, trở thành một tấm gương làm kinh tế giỏi.
Theo hướng dẫn của anh Nguyễn Thành Nhân, cán bộ Hội Người mù huyện Triệu Phong, chúng tôi đến thăm gia đình ông Phan Lý. Ngôi nhà nhỏ nằm yên bình bên lũy tre xanh, gần sông Thạch Hãn. Nghe tiếng người quen, ông Ly lần theo bờ tường ra cửa đón chúng tôi.
Khi biết chúng tôi đến tìm hiểu viết bài về mô hình kinh tế của mình, ông Ly cười và nói: “Chuyện đó có gì khó mô, mình chịu khó một chút là làm được mà. Cái tăm chẻ nhỏ xíu mà còn làm được thì việc cuốc đất trồng cây, cho con lợn, con gà ăn cũng dễ thôi chú ạ!”.
Nói rồi, ông Ly đứng dậy khỏi bàn uống nước, đưa bàn tay lên bờ tường rồi đi một mạch ra phía sau nhà cho lợn ăn. Nhìn dáng đi nhanh nhẹn của ông Ly, chúng tôi thật sự khâm phục. Vừa đổ thức ăn cho đàn lợn, ông Ly vừa kể: “Tui áp dụng mô hình kinh tế này đã hơn 10 năm rồi, ngoài công việc của Hội Người mù, thời gian còn lại vợ chồng tui tập trung chăn nuôi lợn, gà, trồng rau màu và măng Bát độ. Nhờ đó, thu nhập của gia đình được cải thiện đáng kể, có tiền lo cho con cái học tập”.
Cùng với sự hỗ trợ của vợ là bà Lê Thị Bích, mỗi năm gia đình ông Ly nuôi gần 80 con lợn thịt, 3 con lợn nái, 500 con gà, vịt, ngan. Ngoài ra, gia đình ông còn nuôi bò nhốt chuồng, trồng 1 sào măng Bát độ, ước tính thu nhập đạt 100 triệu đồng/năm.
Ngoài việc làm kinh tế giỏi, vợ chồng ông Ly còn nuôi 3 người con ăn học thành đạt, người con gái đầu đã tốt nghiệp Đại học Sư phạm Quy Nhơn, người con gái thứ hai đang học năm thứ 3 ngành Đông phương học, Đại học Đà Lạt và con trai út đang học lớp 12, Trường THPT thị xã Quảng Trị.
Không chỉ vượt lên số phận để làm kinh tế giỏi, ông Ly còn là một động viên bơi lội đạt nhiều giải cao trong các kỳ thi thể thao dành cho người khuyết tật của tỉnh. Ông Nguyễn Quang Hoàng, Chủ tịch Hội Người mù huyện Triệu Phong nói: “Ông Ly là một hội viên năng động, vừa làm kinh tế giỏi vừa có tài thi đấu thể thao. Chúng tôi đang phổ biến và vận động các hội viên học tập tấm gương của ông Ly, vượt lên số phận để trở thành người có ích cho xã hội”.
Có thể bạn quan tâm

Cá bỗng được “phong thần” ở Thanh Hóa, bởi đặc suối Cẩm Lương (Huyện Cẩm Thủy) nhưng chẳng ai dám bắt. Còn tại nhiều tỉnh Tây Bắc, loại cá này được người Tày nuôi làm cảnh trong ao nhà từ ngót trăm năm nay. Gần đây, phong trào “xẻ thịt cá thần" khiến cá bỗng là món đặc sản được bán với giá cao ngất ngưởng.

Các giống ngô lai năng suất cao được bà con đưa vào gieo trồng chủ yếu là: NK 4300, LVN 4, LVN 99, NK66, CP999, CP888… Bên cạnh đó, bà con cũng gieo trồng trên 160 ha khoai lang, 40 ha khoai tây và trên 300ha rau các loại. Đối với cây rau, các xã Linh Sơn, Huống Thượng, Hóa Thượng có diện tích gieo trồng lớn với các loại: Su hào, cà chua, bắp cải, dưa chuột, khoai tây…

Nhiều năm nay, người dân thôn Nam Xuân Đức, Bích La Trung và bản Hà, Lệt phải sống trong bầu không khí ô nhiễm do chất thải từ trang trại nuôi gần 1.000 con lợn của Hợp tác xã Tiến Đạt (xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị). Người dân đã nhiều lần kiến nghị lên chính quyền địa phương nhưng tình trạng trên vẫn tiếp diễn, trở thành nỗi ám ảnh trong từng bữa ăn, giấc ngủ.

Ở đây có HTX Cải xà lách xoong an toàn Thuận An thành lập năm 2013. Hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận VietGAP (thực hàng sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam) ngày 10/10/2014, đang bán xà lách xoong khắp ĐBSCL, TPHCM và xuất cả sang Campuchia.

Tham dự Hội nghị có các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT,Tổng cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và PTNT 30 tỉnh/thành phố có nuôi tôm nước lợ, các Viện nghiên cứu, Hiệp hội, Doanh nghiệp có liên quan, hộ gia đình nuôi tôm tiêu biểu, cơ quan báo đài. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát và Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Thành Phong chủ trì Hội nghị.