Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuyện Từ Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn Ở Thanh Ba

Chuyện Từ Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn Ở Thanh Ba
Ngày đăng: 24/09/2014

Gạt những giọt mồ hôi còn đọng lại sau khi thu những bao lúa từ ngoài đồng về nhà, ông Vi Văn Thắng ở xã Đông Thành, huyện Thanh Ba hồ hởi: Năm nay là năm đầu tiên tôi tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn, thấy kết quả cũng khá khả quan.

Nhờ áp dụng đúng hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, bà con cùng gieo cấy trong vòng 2 – 3 ngày; cùng gieo một giống lúa nên chăm sóc cũng khá thuận tiện. Khi làm cỏ, phun thuốc thì cả làng cùng làm vừa vui, vừa tránh được việc sâu bọ từ ruộng này tràn sang ruộng khác như trước kia nên dù là vụ mùa nhưng năng suất vẫn khá hơn so với mọi năm.

Mô hình cánh đồng mẫu lớn được cấy cùng giống, cùng trà, thuận tiện cho việc chăm sóc, áp dụng tiến bộ kỹ thuật nên mang lại hiệu quả cao hơn so với phương thức canh tác cũ.

Mô hình cánh đồng mẫu lớn ở Thanh Ba đã được triển khai khoảng 3 – 4 vụ, đã cho thấy nhiều tín hiệu tích cực. Đây là một trong những giải pháp quan trọng, lâu dài để đưa sản xuất nông nghiệp  phát triển ổn định, bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa; góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Mô hình cánh đồng mẫu lớn được khá đông bà con nông dân tham gia vì mang lại những hiệu quả rõ ràng, tránh được tập quán làm ruộng lạc hậu, manh mún như trước kia, đặc biệt là trong khâu chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, sử dụng máy móc trong sản xuất; giảm chi phí đầu vào...

Mô hình cánh đồng mẫu lớn cũng là một trong những giải pháp thuận lợi trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất  để xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt việc lựa chọn giống phù hợp, áp dụng nghiêm các yêu cầu kỹ thuật sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với phương thức canh tác cũ.

Ông Nguyễn Đăng Điền, ở xã Đỗ Sơn cho biết: Trước kia làm ruộng mạnh nhà ai nhà nấy làm, người cấy sớm, người cấy muộn, nhà thì phun thuốc BVTV, nhà không nên sâu, bướm từ ruộng này lại chuyển sang ruộng khác dẫn đến không có hiệu quả.

Không chỉ vậy, nhiều khi muốn thuê máy cày, máy bừa để làm đất cũng khó vì diện tích nhỏ nên họ cũng không muốn làm. Bây giờ theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, gần như các hộ đều cùng đồng ý thuê máy móc nên vừa giảm được chi phí thuê, giảm được thời gian làm đất, gieo trồng đúng lịch thuận tiện cho vụ sản xuất tiếp theo.

Mô hình cánh đồng mẫu lớn cho thấy sản xuất lúa chất lượng theo hướng cánh đồng mẫu đã góp phần thay đổi tập quán canh tác cũ của người nông dân, chuyển sang áp dụng các TBKT, biện pháp canh tác mới, nâng cao trình độ kỹ thuật thâm canh góp phần tăng năng suất, sản lượng, tăng giá trị và hiệu quả trên một đơn vị diện tích; bước đầu hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã dịch vụ thực hiện các khâu dịch vụ cho sản xuất: Cung ứng vật tư, làm đất, phòng trừ sâu bệnh...

Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả đạt được thì vẫn còn những tồn tại, như ruộng đồng manh mún; số lượng hộ tham gia mô hình quá lớn tối thiểu cũng khoảng 70 – 80 hộ/mô hình, cá biệt có những mô hình lên đến 300 – 400 hộ; việc sử dụng cơ giới hóa hiệu quả chưa cao; hệ thống giao thông nội đồng, thủy lợi phục vụ cho tưới, tiêu còn chưa đáp ứng; sản phẩm đầu ra chưa được thu mua...

Do đó việc chỉ đạo sản xuất, nhất là trong khâu chăm bón gặp rất nhiều khó khăn. Theo ông Lê Xuân Dung, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện đánh giá:

Việc có quá nhiều hộ cùng tham gia mô hình khiến cho việc chỉ đạo gặp khá nhiều khó khăn, nhất là trong khâu chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh bởi có một số bà con vẫn còn quen canh tác theo phương thức cũ, không tuân thủ đúng các yêu cầu kỹ thuật như bón đủ lượng phân, bón lót, bón thúc đúng thời gian; phun thuốc trừ sâu đúng thời điểm... Những điều đó vô hình chung đã làm giảm hiệu quả mà mô hình mẫu mang lại.

Để mô hình cánh đồng mẫu lớn thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo tiền đề nhân rộng  thì các địa phương cần nỗ lực thực hiện việc dồn điền đổi thửa; đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của bà con về việc áp dụng đúng quy trình kỹ thuât trong các khâu...


Có thể bạn quan tâm

Tôm Việt Nam Bị Áp Thuế Chống Trợ Cấp Trở Lực Của Nghề Nuôi Thủy Sản Tôm Việt Nam Bị Áp Thuế Chống Trợ Cấp Trở Lực Của Nghề Nuôi Thủy Sản

Các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản và nhiều hộ nuôi tôm đang lo lắng trước thông tin Bộ Thương mại Hoa Kỳ quyết định sơ bộ, áp thuế chống trợ cấp tôm nhập từ Việt Nam lên mức rất cao từ 5,08%-7,05%.

28/06/2013
Chuyển Giao Khoa Học Kỹ Thuật Trực Tiếp Đến Nông Dân Chuyển Giao Khoa Học Kỹ Thuật Trực Tiếp Đến Nông Dân

Với vai trò là đơn vị chuyển giao, tư vấn khoa học - kỹ thuật đến với bà con nông dân, vào ngày 19/6, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Cà Mau phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau tổ chức thực hiện cuộc toạ đàm trực tiếp trên sóng phát thanh - truyền hình “Bàn chuyện nhà nông” với chủ đề “Thâm canh lúa hè thu” nhằm giúp nông dân giao lưu, trao đổi ý kiến nắm bắt các tiến bộ kỹ thuật, giải quyết những vấn đề khó khăn phát sinh trong quá trình sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất.

28/06/2013
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Sò Huyết Trong Ao Tôm Sú Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Sò Huyết Trong Ao Tôm Sú

Sau nhiều vụ nuôi tôm sú thất bại, Võ Văn Sóng ngụ ở ấp Cồn Cù, xã Dân Thành, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh đã quyết định đưa con sò huyết vào nuôi ngay trên diện tích ao nuôi tôm sú và đã thu được kết quả cao. Anh là người đầu tiên ở địa phương nuôi thử nghiệm thành công mô hình này.

28/06/2013
Trái Cây Xuất Khẩu Giúp Người Dân Làm Giàu Trái Cây Xuất Khẩu Giúp Người Dân Làm Giàu

Từ đầu năm đến nay, nhiều mặt hàng trái cây chủ lực của Đồng bằng sông Cửu Long được mùa, được giá, nhiều nông hộ đạt thu nhập cao gấp 2-3 lần so với trồng lúa năng suất cao.

28/06/2013
Nông Dân Bị Thiệt Hại Vì Trồng Giống Bắp NK67 Nông Dân Bị Thiệt Hại Vì Trồng Giống Bắp NK67

Hiện hàng chục hộ nông dân ở xã Đông đang khóc dở, mếu dở khi đã trồng giống bắp NK67, là sản phẩm mới của Công ty Syngenta, do Công ty Bảo vệ Thực vật An Giang phân phối. Tưởng chừng như được vụ mùa thắng lợi nhờ thời tiết thuận lợi, nhưng chưa kịp vui mừng thì hàng chục ha bắp khi đến giai đoạn trổ cờ có dấu hiệu bị hư hỏng và đến nay coi như là mất trắng

28/06/2013