Chuyện không mới của thủy sản Việt

Tại hội nghị “Kiểm soát an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu” diễn ra cuối tháng 10/2015 tại TP.Hồ Chí Minh, nhiều doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản thừa nhận, các lô thủy sản xuất khẩu bị trả về chủ yếu do nguyên liệu không sạch.
Và, có câu hỏi nảy sinh: Những lô hàng thủy sản bị trả về sẽ đi đâu? Khi đi tìm câu trả lời, những người quan tâm tới thủy sản Việt Nam phát hiện ra những thực tế khác đáng lo ngại.
Đại diện một doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cho hay: Các thị trường Nhật, Mỹ, EU...
luôn có cảnh báo chất cấm, đặt ra những “hàng rào” nghiêm ngặt về “ngưỡng” chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh trong thủy sản nhập khẩu, trong khi đó, các quy định về chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh của Trung Quốc khá lỏng lẻo, không rõ ràng, thị trường tiêu thụ dễ dãi, nên nhiều doanh nghiệp Việt Nam chuyển hướng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc, chủ yếu xuất khẩu tiểu ngạch.
Hướng đi này có nhiều bất trắc.
Bài học phụ thuộc vào một thị trường Trung Quốc như gạo, thanh long… vẫn còn nguyên giá trị, rất đáng để doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tham khảo, tránh những rủi ro, phải gánh chịu thiệt hại không đáng có.
Thực ra, điều đó chưa quá lo ngại, bởi con số 320 triệu USD thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc còn nhỏ so với hơn 4,7 tỷ USD tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản 9 tháng đầu năm 2015 (số liệu của Tổng cục Hải quan).
Điều đáng lo nằm ở câu chuyện khác: Tương tự quả thanh long ở Bình Thuận, Long An, Tiền Giang, thương lái Trung Quốc đã và đang hiện diện ngày càng nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long, điều khiển thị trường tôm nguyên liệu.
Theo phản ánh của nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp, hiện đang có nhiều thương lái Trung Quốc thu gom tôm nguyên liệu, kể cả tôm chất lượng thấp, tôm bị bơm tạp chất... ở miền Tây Nam bộ.
Thương lái Trung Quốc điều khiển việc thu mua thủy sản một cách bài bản, thiết lập mạng lưới “chân rết” thương lái người Việt rộng khắp các vùng nuôi, chủ động điều phối tăng- giảm lượng mua.
Đặc biệt, họ rất giỏi “làm giá”, tạo mặt bằng giá chung cho thị trường nguyên liệu tôm...
Nếu chính quyền địa phương, doanh nghiệp và nông dân không chung tay xoay chuyển tình thế, lấy lại vị thế ở các vùng nguyên liệu tôm, thật khó nói điều gì trong tương lai gần.
Nhìn rộng hơn, con đường đưa thủy sản Việt Nam ra thị trường thế giới bền vững hay không, điều đó phụ thuộc phần lớn vào doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Với người Việt Nam, gà là một món ăn đặc trưng, không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Theo các nhà nghiên cứu, trong số những sản vật quý hiếm thường dùng để cung tiến cho vua chúa ngày xưa

Theo báo cáo nhanh của Chi cục Chăn nuôi thú y tỉnh ngày 22-1-2014 về tình hình dịch bệnh trên gia cầm tại xã Bình Minh (Bù Đăng, Bình Phước), sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với chủng cúm A/H5N1 của bệnh nhân tử vong Hoàng Văn Minh, trú tổ 2, chi cục đã khảo sát lấy mẫu đi xét nghiệm đối với gia cầm trong vùng.

Sáng 28-1, ông Nguyễn Kim Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai, cho biết giá thịt heo gà thương lái vào các trại mua tăng từ 1-2 ngàn đồng/kg so với cách đây 2 ngày. Cụ thể, giá heo hơi khoảng 48-49 ngàn đồng/kg, giá gà tam hoàng 39-40 ngàn đồng/kg. Giá heo, gà tăng nhẹ song đầu ra vẫn bình thường chưa có dấu hiệu hút hàng.

Chế phẩm sinh học này trộn lẫn với bột cám ngô, gạo, thóc, sắn, đậu tương, các loại khô dầu (lạc, cải…), bột cá và nước sạch để làm thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm, thủy sản.

Những năm gần đây, trên địa bàn huyện Chơn Thành (Bình Phước) xuất hiện nhiều trang trại chăn nuôi gia cầm có quy mô lớn, theo hướng sản xuất hàng hóa. Để bảo đảm chăn nuôi có lãi, nhiều hội viên nông dân đã tìm hướng đi hiệu quả. Điển hình là mô hình nuôi chim cút của gia đình anh Trần Thanh Phương ở ấp 2, thị trấn Chơn Thành.