Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuyện không mới của thủy sản Việt

Chuyện không mới của thủy sản Việt
Ngày đăng: 17/11/2015

Tại hội nghị “Kiểm soát an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu” diễn ra cuối tháng 10/2015 tại TP.Hồ Chí Minh, nhiều doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản thừa nhận, các lô thủy sản xuất khẩu bị trả về chủ yếu do nguyên liệu không sạch.

Và, có câu hỏi nảy sinh: Những lô hàng thủy sản bị trả về sẽ đi đâu? Khi đi tìm câu trả lời, những người quan tâm tới thủy sản Việt Nam phát hiện ra những thực tế khác đáng lo ngại.

Đại diện một doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cho hay: Các thị trường Nhật, Mỹ, EU...

luôn có cảnh báo chất cấm, đặt ra những “hàng rào” nghiêm ngặt về “ngưỡng” chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh trong thủy sản nhập khẩu, trong khi đó, các quy định về chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh của Trung Quốc khá lỏng lẻo, không rõ ràng, thị trường tiêu thụ dễ dãi, nên nhiều doanh nghiệp Việt Nam chuyển hướng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc, chủ yếu xuất khẩu tiểu ngạch.

Hướng đi này có nhiều bất trắc.

Bài học phụ thuộc vào một thị trường Trung Quốc như gạo, thanh long… vẫn còn nguyên giá trị, rất đáng để doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tham khảo, tránh những rủi ro, phải gánh chịu thiệt hại không đáng có.

Thực ra, điều đó chưa quá lo ngại, bởi con số 320 triệu USD thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc còn nhỏ so với hơn 4,7 tỷ USD tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản 9 tháng đầu năm 2015 (số liệu của Tổng cục Hải quan).

Điều đáng lo nằm ở câu chuyện khác: Tương tự quả thanh long ở Bình Thuận, Long An, Tiền Giang, thương lái Trung Quốc đã và đang hiện diện ngày càng nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long, điều khiển thị trường tôm nguyên liệu.

Theo phản ánh của nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp, hiện đang có nhiều thương lái Trung Quốc thu gom tôm nguyên liệu, kể cả tôm chất lượng thấp, tôm bị bơm tạp chất... ở miền Tây Nam bộ.

Thương lái Trung Quốc điều khiển việc thu mua thủy sản một cách bài bản, thiết lập mạng lưới “chân rết” thương lái người Việt rộng khắp các vùng nuôi, chủ động điều phối tăng- giảm lượng mua.

Đặc biệt, họ rất giỏi “làm giá”, tạo mặt bằng giá chung cho thị trường nguyên liệu tôm...

Nếu chính quyền địa phương, doanh nghiệp và nông dân không chung tay xoay chuyển tình thế, lấy lại vị thế ở các vùng nguyên liệu tôm, thật khó nói điều gì trong tương lai gần.

Nhìn rộng hơn, con đường đưa thủy sản Việt Nam ra thị trường thế giới bền vững hay không, điều đó phụ thuộc phần lớn vào doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu.


Có thể bạn quan tâm

Mía Tím Mía Tím "Lên Ngôi"

Vốn là cây trồng quen thuộc của người dân địa phương (tập trung nhiều nhất ở xã Quảng Chính), đến nay, cây mía tím đã “lan” ra nhiều xã khác, trở thành một trong những cây trồng chủ lực của huyện Hải Hà.

24/02/2014
Tiền Giang Trồng Vú Sữa Cuối Mùa Được Giá Cao Tiền Giang Trồng Vú Sữa Cuối Mùa Được Giá Cao

Hiện nay đang vào cuối mùa thu hoạch vú sữa nên sản lượng tại chợ trái cây Vĩnh Kim giảm rất nhiều. Theo các chủ vựa trái cây nhận định, sản lượng vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim hiện chỉ còn khoảng 10% và sẽ cơ bản kết thúc mùa thu hoạch vào giữa tháng 3 âm lịch.

24/03/2014
Loạn Rau Sạch Nông Dân Bỏ Trồng, Người Dùng Bỏ Ăn Loạn Rau Sạch Nông Dân Bỏ Trồng, Người Dùng Bỏ Ăn

Thị trường RAT trong nước hiện gần như không kiểm soát được nguồn gốc và chất lượng. Hàng loạt vụ lừa đảo rau không rõ nguồn gốc dán nhãn RAT khiến cho thị trường rau sạch mới được gây dựng đã bị làm loạn.

24/03/2014
Giá Cá Tra Tăng Bất Thường? Giá Cá Tra Tăng Bất Thường?

Những ngày qua, giá cá tra ở Đồng Tháp nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tăng mạnh. Song, thay vì phấn khởi, vui mừng, nông dân lại thấy lo bởi nhiều khả năng đây chỉ là cơn “sốt giá ảo”.

25/03/2014
Mô Hình Nuôi Cá Sặc Rằn Đạt Hiệu Quả Cao Ở Vùng Lạc Địa, Huyện Ba Tri Mô Hình Nuôi Cá Sặc Rằn Đạt Hiệu Quả Cao Ở Vùng Lạc Địa, Huyện Ba Tri

Những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt nhằm tăng thu nhập đã được nông dân Bến Tre ứng dụng rộng rãi. Tùy theo điều kiện đất đai, môi trường nước và nguồn vốn, nông dân đã chọn nuôi những đối tượng khác nhau, trong đó, con cá sặc rằn được nuôi phổ biến ở vùng Lạc địa, thuộc xã Phú Lễ, huyện Ba Tri.

24/02/2014