Chuyển Giao Vịt Giống Cho Nông Dân Ở Trà Vinh

Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (TTKNKN) tỉnh Trà Vinh vừa chuyển giao 6.850 con vịt giống (01 ngày tuổi, giống vịt Triết Giang) cho 18 hộ nông dân trên địa bàn huyện Càng Long và Cầu Kè thực hiện mô hình trình diễn chăn nuôi vịt đẻ hướng trứng áp dụng phương pháp an toàn sinh học.
Hình thức đầu tư nhà nước hỗ trợ 9.000 đồng/giống, 30% thức ăn, thuốc sát trùng chuồng trại. Trước khi nhận vịt giống về nuôi, bà con đã được cán bộ kỹ thuật tập huấn kỹ thuật về chăn nuôi như nuôi úm, cách cho ăn, uống và thực hiện tiêm phòng, sát trùng chuồng trại định kỳ...
Được biết, năm 2012 TT Khuyến nông – Khuyến ngư đã chuyển giao 6.850 con giống vịt Triết Giang cho bà con ở 2 huyện Trà Cú và Cầu Ngang. Qua mô hình cho thấy, giống vịt Triết Giang thích nghi với điều kiện địa phương và có sức kháng bệnh tốt. Tỉ lệ nuôi sống cao, tỉ lệ hao hụt thấp. Thời gian vịt bắt đầu đẻ trứng là 86 - 97 ngày. Tỉ lệ đẻ trứng đạt 90 % ở 7- 8 tháng tuổi, trọng lượng trứng là 63 - 65 gam. Mô hình đã góp phần thay đổi tập quán nuôi vịt chạy đồng chuyển sang phương thức nuôi nhốt tại chỗ kết hợp chạy đồng gần có kiểm soát nhằm giảm nguy cơ dịch bệnh nhất là bệnh cúm gia cầm (H5N1) đang diễn biến phức tạp như hiện nay. Đồng thời mở ra hướng đi mới cho nghề chăn nuôi vịt đẻ hướng trứng trên địa bàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Việc kết hợp các trang trại áp dụng ThaiGAP và nông sản sạch với du lịch càng thêm lan tỏa về thương hiệu nông sản Thái Lan.

Ở Việt Nam, hiện nay lạc là một trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng, đem lại thu nhập nhanh cho nông dân và là nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

Khi thực hiện tiêu chuẩn tự nguyện như những tiêu chuẩn ShAD xây dựng thì “chi phí để tuân thủ các tiêu chuẩn nuôi tôm là bao nhiêu?” Đây là câu hỏi đặc biệt quan trọng với người nuôi tôm quy mô nhỏ, những người đang phải đối mặt với những khó khăn làm hạn chế lợi nhuận của họ.

Nông dân xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận đang thu hoạch ớt cao sản. Năm nay cây ớt trúng mùa, trúng giá nên ai cũng phấn khởi.

Vụ đông xuân năm 2012, xã Phú Cường (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) xây dựng mô hình cánh đồng mẫu với tổng diện tích 1.800ha. Trong đó, gần 850ha được doanh nghiệp (DN) ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Tuy nhiên, đến ngày thu hoạch, DN đã không thu mua lúa cho nông dân.