Chuyển Giao Vịt Giống Cho Nông Dân Ở Trà Vinh

Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (TTKNKN) tỉnh Trà Vinh vừa chuyển giao 6.850 con vịt giống (01 ngày tuổi, giống vịt Triết Giang) cho 18 hộ nông dân trên địa bàn huyện Càng Long và Cầu Kè thực hiện mô hình trình diễn chăn nuôi vịt đẻ hướng trứng áp dụng phương pháp an toàn sinh học.
Hình thức đầu tư nhà nước hỗ trợ 9.000 đồng/giống, 30% thức ăn, thuốc sát trùng chuồng trại. Trước khi nhận vịt giống về nuôi, bà con đã được cán bộ kỹ thuật tập huấn kỹ thuật về chăn nuôi như nuôi úm, cách cho ăn, uống và thực hiện tiêm phòng, sát trùng chuồng trại định kỳ...
Được biết, năm 2012 TT Khuyến nông – Khuyến ngư đã chuyển giao 6.850 con giống vịt Triết Giang cho bà con ở 2 huyện Trà Cú và Cầu Ngang. Qua mô hình cho thấy, giống vịt Triết Giang thích nghi với điều kiện địa phương và có sức kháng bệnh tốt. Tỉ lệ nuôi sống cao, tỉ lệ hao hụt thấp. Thời gian vịt bắt đầu đẻ trứng là 86 - 97 ngày. Tỉ lệ đẻ trứng đạt 90 % ở 7- 8 tháng tuổi, trọng lượng trứng là 63 - 65 gam. Mô hình đã góp phần thay đổi tập quán nuôi vịt chạy đồng chuyển sang phương thức nuôi nhốt tại chỗ kết hợp chạy đồng gần có kiểm soát nhằm giảm nguy cơ dịch bệnh nhất là bệnh cúm gia cầm (H5N1) đang diễn biến phức tạp như hiện nay. Đồng thời mở ra hướng đi mới cho nghề chăn nuôi vịt đẻ hướng trứng trên địa bàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Trung tâm Giống cây trồng Sóc Trăng phối hợp Viện Lúa ĐBSCL, Viện Nghiên cứu & phát triển ĐBSCL (Trường ĐH Cần Thơ)… SX thử nghiệm một số giống lúa mới trên vùng đất nhiễm mặn, bước đầu đạt kết quả khả quan.

Ngày 5/12, Sở NN&PTNT, Hội đồng Giám định xã hội tổ chức giám định tình hình sản xuất một vụ lúa trên đất nuôi tôm (giai đoạn 2001-2013) và đánh giá cao mô hình này.

Trong nuôi tôm, biện pháp phòng ngừa là cơ bản, nên biện pháp chọn giống tốt, giống sạch bệnh là một yêu cầu rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định cho cả vụ nuôi.

Tính đến tháng 6/2015 có 2.293 ha rừng bị thiệt hại, trong đó 1.500 ha rừng trồng gồm phi lao, keo lai, keo lá tràm, keo chịu hạn, bạch đàn.

Mấy tháng gần đây, một số nông dân xã Lý Văn Lâm và xã Tân Thành, TP Cà Mau tự tìm tòi, học hỏi kỹ thuật đầu tư thực hiện mô hình nuôi lươn trong bể xi-măng không có bùn đất. Đây là mô hình mới đầy triển vọng, giúp nông dân tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.