Chuyển Giao Ứng Dụng Các Giải Pháp Trồng Thanh Long Hiệu Quả

Liên hiệp các Hội KH & KT tỉnh phối hợp Trạm Bảo vệ thực vật TP. Phan Thiết cùng tác giả vừa tổ chức chuyển giao ứng dụng các giải pháp trồng thanh long hiệu quả tại huyện Hàm Thuận Bắc. Trong đợt đầu tiên này, Liên hiệp hội đã tiến hành chuyển giao 3 ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho hơn 50 hộ trồng thanh long ở xã Hàm Thắng.
Bao gồm: “Giải pháp hệ thống tưới thanh long 3 trong 1” của ông Nguyễn Văn Hai, “Sử dụng xỉ than làm phân bón thay phân chuồng” và “Bổ sung can xi để nâng cao chất lượng và kéo dài thời gian bảo quản sau thu hoạch” của Ths. Nguyễn Thị Phương Vinh.
Đây đều là các giải pháp có thể hỗ trợ người trồng giảm thiểu được công lao động, tận dụng những nguyên liệu tại chỗ nhằm thay thế một phần phân vô cơ. Qua đó giúp các hộ dân trên địa bàn xã Hàm Thắng tiết kiệm chi phí sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn trong canh tác loại trái cây lợi thế của Bình Thuận.
Có thể bạn quan tâm

Thời điểm này, nhiều địa phương vùng ĐBSCL đã xuống giống cho vụ thu đông, cũng đang vào mùa mưa, với nhiều trận mưa lớn kéo dài, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển cây lúa. Tiến sĩ Chu Văn Hách, Trưởng Bộ môn Phân bón và Kỹ thuật canh tác, Viện Lúa ĐBSCL lưu ý bà con một số giải pháp để có thể bảo vệ vụ mùa thu đông và chuẩn bị tốt cho vụ mùa đông xuân.

Ông Lê Văn Tám ở thôn 1 xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) đang có vụ thu hoạch bội thu, khi 2.000 gốc ổi cho lứa quả đầu tiên sau gần 2 năm nỗ lực chăm bón. Cứ hai ngày một lượt, khách hàng từ dưới phố lên chọn quả hái khoảng 300 kg. Với giá 6.000 đồng/kg, mỗi lần xuất bán như vậy, ông có 1,8 triệu đồng.

Chi cục Thủy sản Đak Lak vừa phối hợp với UBND xã Tân Hòa, huyện Buôn Đôn tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình nuôi thử nghiệm cá rô đầu vuông thương phẩm trong ao bằng thức ăn viên tổng hợp tại hộ ông Hà Đình Phùng, thôn 2.

Xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) là vùng đất trắng, bạc màu nên sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Để vươn lên thoát nghèo, nhiều nông dân đã mạnh dạn mở trang trại chăn nuôi, điển hình là ông Nguyễn Kính đã xây dựng mô hình vườn - ao - chuồng đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Trong thời gian gần đây, nhiều hộ dân nuôi nhím trên địa bàn xã Ea Tu (TP. Buôn Ma Thuột) đang phải chịu cảnh “khủng hoảng thừa” vì không thể bán được nhím.