Chuyển Giao Kỹ Thuật Trồng Cói Nguyên Liệu

Sở NN&PTNT vừa phối hợp với tổ chức Hòa bình và phát triển Tây Ban Nha mở lớp tập huấn kỹ thuật trồng cói nguyên liệu cho 40 hộ dân trên địa bàn xã Duy Phước (Duy Xuyên).
Tại khóa tập huấn, các học viên được cơ quan chuyên môn giới thiệu khái quát về những đặc điểm sinh học của cây cói, nguồn giống, cấu tạo, quá trình sinh trưởng và phát triển.
Đồng thời hướng dẫn việc chọn đất, làm đất, thời vụ gieo trồng, mật độ, cách bón phân, phòng trừ sâu bệnh gây hại và thu hoạch, bảo quản nguyên liệu. Người dân còn được tiếp cận phương pháp tạo ra một số sản phẩm mới từ cây cói như mũ, túi xách…
Được biết, huyện Duy Xuyên hiện có gần 90ha đất trồng cói chuyên canh với khoảng 950 hộ dân tham gia nghề dệt chiếu truyền thống, tập trung nhiều nhất ở 2 xã Duy Vinh và Duy Phước.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 28.7.2015, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2664/QĐ-UB phê duyệt quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi (QHPTNCN) của tỉnh đến năm 2020. PV Báo Bình Định đã phỏng vấn ông Đào Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, về mục tiêu và các giải pháp thực hiện quy hoạch nói trên.

5 năm qua, huyện Phù Cát đã triển khai nhiều giải pháp khuyến khích phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, làng nghề (CN-TTCN-LN), góp phần tạo điều kiện cho các cơ sở, doanh nghiệp (DN) phát huy nội lực, tháo gỡ khó khăn, phát triển sản xuất có hiệu quả.

Đó là ông Phạm Sỹ Nhơn, ở thôn Nhơn Nghĩa Đông, xã Nhơn Phúc, TX An Nhơn. Tham gia nghĩa vụ quân sự năm 1992, đến năm 1994 ra quân, với ý chí quyết tâm làm giàu, ông đã làm đủ nghề, từ làm ruộng, nuôi bò, nuôi heo, mở cơ sở sản xuất gạch ngói, sản xuất nước đá... mang lại thu nhập cao, góp phần giải quyết việc làm. Ông luôn gương mẫu đi đầu trong việc hiến đất mở đường, ủng hộ tiền, ngày công xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới (XDNTM) ở địa phương.

Theo Phòng Kinh tế huyện Hoài Nhơn, toàn huyện hiện có 2.367 tàu cá, tổng công suất 653.271 CV, trong đó có 1.750 tàu cá công suất từ 90 CV trở lên thường xuyên đánh bắt xa bờ. Nhờ các chính sách phát triển thủy sản của Nhà nước đi vào cuộc sống, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân đầu tư đóng mới, cải hoán tàu cá và trang bị các thiết bị hiện đại trên tàu, nên thời gian bám biển và sản lượng khai thác cao hơn trước.

Các chủ tàu cá khai thác hải sản đạt hiệu quả thấp trên địa bàn tỉnh đang được tiếp sức từ chính sách hỗ trợ cải hoán, nâng cấp tàu cá để tăng năng lực sản xuất.