Chuyển Giao Kỹ Thuật Chăn Nuôi Bò Sinh Sản, Bò Thịt Cho Nông Dân Thành Phố

Hội Nông dân thành phố Tây Ninh kết hợp Trạm Khuyến nông Thành phố tổ chức tập huấn công tác khuyến nông cho 40 hội viên nông dân trên địa bàn phường I và phường IV, Thành phố.
Các hội viên nông dân được bác sĩ thú y Lê Thị Lệ Xuân- Trạm Khuyến nông Thành phố truyền đạt chuyên đề chăn nuôi bò sinh sản và bò thịt. Nội dung chủ yếu giới thiệu, cung cấp những kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản như: Giới thiệu một số giống bò, kỹ thuật chọn con giống, các loại thức ăn, kỹ thuật trồng cỏ, chế biến và dự trữ thức ăn, kỹ thuật nuôi dưỡng bò mang thai, bò đẻ, đặc điểm tiêu hóa...
Ngoài ra, bác sĩ còn hướng dẫn nông dân các biện pháp về vệ sinh phòng bệnh, tiêm phòng vắc xin, chủ động phòng bệnh truyền nhiễm trong chăn nuôi; một số bệnh thường gặp trên bò như tụ huyết trùng, lở mồm long móng, chướng hơi dạ cỏ, đẻ khó…các tác nhân gây bệnh, triệu chứng biểu hiện, cách phòng và việc xử lý khi bò mắc bệnh.
Lớp tập huấn giúp hội viên nông dân nắm bắt những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt, từ đó áp dụng vào trong chăn nuôi ở hộ gia đình, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi, góp phần xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Trong 5 năm trở lại đây, cây tiêu đang đi vào đời sống sản xuất người dân Bahnar thuộc các xã phía Nam huyện Mang Yang (Gia Lai). Hầu hết các gia đình đều tận dụng diện tích đất quanh nhà trồng tiêu, trung bình mỗi nhà có vài trăm trụ tiêu.

Vườn ươm mắc ca giống của Công ty Cổ phần Macadamia Điện Biên tại xã Tà Lèng (TP. Điện Biên Phủ) được tưới ẩm bằng hệ thống phun sương tự động.

Thời gian qua, ngành Nông nghiệp tỉnh Phú Yên đã đưa cơ giới hóa vào sản xuất mía, giúp nông dân giảm chi phí đầu tư, nâng cao năng suất, tăng thu nhập, nhưng lại khó nhân rộng.

Mới đây, Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) đã có công điện khẩn yêu cầu Sở NN&PTNT các tỉnh, TP khu vực Đồng bằng sông Hồng và các công ty thủy lợi khẩn trương chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng lấy nước đổ ải cho vụ đông xuân 2013 - 2014 từ ngày 14/1.

Đứng thẫn thờ nhìn ruộng lúa gần 20 ngày tuổi chết dần chết mòn, chị Phan Thị Hòa ở thôn Đơn Sa, xã Quảng Phúc (huyện Quảng Trạch - Quảng Bình) quả quyết “Phải gieo lại thôi, chứ như thế này không cứu vãn được nữa”.