Chuyển Giao Khoa Học Kỹ Thuật Trực Tiếp Đến Nông Dân

Với vai trò là đơn vị chuyển giao, tư vấn khoa học - kỹ thuật đến với bà con nông dân, vào ngày 19/6, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Cà Mau phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau tổ chức thực hiện cuộc toạ đàm trực tiếp trên sóng phát thanh - truyền hình “Bàn chuyện nhà nông” với chủ đề “Thâm canh lúa hè thu” nhằm giúp nông dân giao lưu, trao đổi ý kiến nắm bắt các tiến bộ kỹ thuật, giải quyết những vấn đề khó khăn phát sinh trong quá trình sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất.
Chương trình “Bàn chuyện nhà nông” ra đời nhằm liên kết giữa nhà nông, Nhà nước, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp để chuyển tải trực tiếp, kịp thời các thông tin mới, tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp - nông dân - nông thôn đến bà con nông dân. Đồng thời tìm giải pháp tháo gỡ những bất lợi và khó khăn trong quá trình canh tác với mục đích tăng năng suất và bảo đảm hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Chương trình tổ chức toạ đàm bàn về “Giải pháp thâm canh lúa hè thu” diễn ra cùng thời điểm bà con nông dân vùng ngọt hoá Cà Mau vào vụ lúa hè thu 2013.
Trà lúa hè thu là vụ lúa quan trọng trong năm góp phần hoàn thành mục tiêu đề án tôm - lúa ở Cà Mau năm 2013. Theo dự báo thì vụ hè thu năm nay phải chịu nhiều tác động xấu của thời tiết. Do đó, để khắc phục những bất lợi và khó khăn trong canh tác nhằm tăng năng suất, sản lượng, tăng hiệu quả kinh tế thì việc hỗ trợ kỹ thuật cũng như việc áp dụng khoa học - kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất là cần thiết.
Tại buổi toạ đàm, nông dân đã hỏi và được các nhà khoa học trả lời trực tiếp, cụ thể các câu hỏi xoay quanh chủ đề thâm canh lúa hè thu như: chọn giống, bón phân, chăm sóc, quản lý nước, sâu bệnh, các biện pháp tăng năng suất lúa; các câu hỏi về sản xuất ở những vùng khó khăn như: khô hạn, ngập úng, nhiễm phèn; ngộ độc hữu cơ… hay các vấn đề liên quan đến quá trình sinh trưởng cây lúa, thuốc bảo vệ thực vật.
Tuy chương trình trực tiếp với thời lượng không dài (khoảng 45 phút), nhưng có ý nghĩa rất quan trọng nhằm giúp nông dân giao lưu, trao đổi ý kiến, nắm bắt các tiến bộ kỹ thuật, giải quyết tức thời những vấn đề khó khăn phát sinh trong quá trình sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 04/9/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020. Theo đó, đối tượng áp dụng gồm các hộ gia đình trực tiếp chăn nuôi lợn, trâu, bò, gia cầm, trừ các hộ chăn nuôi gia công cho các doanh nghiệp (sau đây gọi là hộ chăn nuôi); người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc.

Dự án điều chỉnh quy hoạch chi tiết nuôi tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh Bến Tre được UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định số 1234 ngày 23 tháng 6 năm 2014, theo quy hoạch, đến năm 2015, diện tích nuôi tôm chân trắng của tỉnh đạt 4.390 ha, đến năm 2020 đạt 7.820 ha và đến năm 2030 đạt 8.300 ha. Sản lượng đến năm 2015 đạt 41.340 tấn, đến năm 2020 đạt 75.750 tấn và đến năm 2030 đạt 80.520 tấn.

Nhằm mục tiêu phát triển thế mạnh các loại hình sản xuất, đặc biệt là kinh tế thủy sản một cách bền vững, huyện Bình Đại được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre phân bổ kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nuôi thủy sản tập trung tại 3 xã Đại Hòa Lộc, Thạnh Trị và Thạnh Phước với diện tích khoảng 1.500 ha.

Tôm hùm, một loại hải đặc sản có giá trị kinh tế cao, được chú trọng trong nuôi trồng thủy sản, đem lại nguồn thu hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm cho người dân. Tuy nhiên, thời gian qua, nghề nuôi tôm hùm vẫn chưa thực sự phát huy được tiềm năng, thế mạnh.

Con tôm là một trong những đối tượng nuôi chủ lực của ngành thủy sản, với diện tích và sản lượng lớn nhất. Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây, dịch bệnh trên tôm đã khiến nhiều người nuôi điêu đứng. Nguyên nhân đã được công bố, nhưng khả năng khống chế đến đâu lại vẫn bỏ ngỏ.