Chuyển Giao Khoa Học Kỹ Thuật Trực Tiếp Đến Nông Dân

Với vai trò là đơn vị chuyển giao, tư vấn khoa học - kỹ thuật đến với bà con nông dân, vào ngày 19/6, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Cà Mau phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau tổ chức thực hiện cuộc toạ đàm trực tiếp trên sóng phát thanh - truyền hình “Bàn chuyện nhà nông” với chủ đề “Thâm canh lúa hè thu” nhằm giúp nông dân giao lưu, trao đổi ý kiến nắm bắt các tiến bộ kỹ thuật, giải quyết những vấn đề khó khăn phát sinh trong quá trình sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất.
Chương trình “Bàn chuyện nhà nông” ra đời nhằm liên kết giữa nhà nông, Nhà nước, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp để chuyển tải trực tiếp, kịp thời các thông tin mới, tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp - nông dân - nông thôn đến bà con nông dân. Đồng thời tìm giải pháp tháo gỡ những bất lợi và khó khăn trong quá trình canh tác với mục đích tăng năng suất và bảo đảm hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Chương trình tổ chức toạ đàm bàn về “Giải pháp thâm canh lúa hè thu” diễn ra cùng thời điểm bà con nông dân vùng ngọt hoá Cà Mau vào vụ lúa hè thu 2013.
Trà lúa hè thu là vụ lúa quan trọng trong năm góp phần hoàn thành mục tiêu đề án tôm - lúa ở Cà Mau năm 2013. Theo dự báo thì vụ hè thu năm nay phải chịu nhiều tác động xấu của thời tiết. Do đó, để khắc phục những bất lợi và khó khăn trong canh tác nhằm tăng năng suất, sản lượng, tăng hiệu quả kinh tế thì việc hỗ trợ kỹ thuật cũng như việc áp dụng khoa học - kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất là cần thiết.
Tại buổi toạ đàm, nông dân đã hỏi và được các nhà khoa học trả lời trực tiếp, cụ thể các câu hỏi xoay quanh chủ đề thâm canh lúa hè thu như: chọn giống, bón phân, chăm sóc, quản lý nước, sâu bệnh, các biện pháp tăng năng suất lúa; các câu hỏi về sản xuất ở những vùng khó khăn như: khô hạn, ngập úng, nhiễm phèn; ngộ độc hữu cơ… hay các vấn đề liên quan đến quá trình sinh trưởng cây lúa, thuốc bảo vệ thực vật.
Tuy chương trình trực tiếp với thời lượng không dài (khoảng 45 phút), nhưng có ý nghĩa rất quan trọng nhằm giúp nông dân giao lưu, trao đổi ý kiến, nắm bắt các tiến bộ kỹ thuật, giải quyết tức thời những vấn đề khó khăn phát sinh trong quá trình sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, nước lũ đầu nguồn sông Mêkông đang về, cũng là thời điểm xuất hiện cá linh non nhiều ở các huyện Hồng Ngự, Tân Hồng (Đồng Tháp), huyện An Phú, thị xã Tân Châu (An Giang).

Hiện ở Tây Nguyên nói chung và Đăk Lăk nói riêng đang là đỉnh điểm của mùa thu hoạch bơ chính vụ. Do vậy quả bơ được bày bán trên khắp các nẻo đường nơi đây.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), đến năm 2015, vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ chuyển đổi 112.000 ha trồng lúa sang các loại cây trồng khác và đến năm 2020, tổng diện tích đất trồng lúa sẽ chuyển đổi sang các loại cây trồng khác là 204.000 ha.

Là loại cây trồng mới nhưng những năm qua, diện tích táo xanh của Ninh Thuận tăng rất mạnh, đến nay đạt gần 1.200 ha, nguyên nhân là cây táo dễ làm, chi phí thấp hơn trồng nho, mặt khác táo xanh mỗi năm cho thu hoạch 2- 3 đợt, năng suất từ 3 – 5 tấn/ha/vụ nên nhiều diện tích trồng nho trước đây đã được người dân chuyển sang trồng táo.

Ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, cho hay năm ngoái Việt Nam đã nhập 66.951 con bò Úc, đầu năm hiệp hội ước tính cả năm 2014 sẽ nhập khoảng 120.000 con, nhưng theo tình hình hiện nay thì số bò Úc sẽ nhập khẩu năm nay sẽ lên tới 150.000 con.