Chuyển Giao Công Nghệ Biogas Thái Lan Cho Nông Dân

Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân huyện Mỏ Cày Nam (Bến Tre) chuyển giao 100 mô hình biogas theo công nghệ Thái Lan cho nông dân địa phương.
Các hộ nông dân chăn nuôi heo, gà, bò sẽ được nhận chuyển giao các mô hình biogas nhằm tận dụng chất thải chăn nuôi để tạo ra năng lượng (nấu ăn và thắp sáng) và phân hữu cơ.
Ông Anan Lertwilai, phó tổng giám đốc Công ty CP VN, cho biết đây là công nghệ biogas do các nhà khoa học thuộc Đại học Chiang Mai (Thái Lan) sáng tạo và trực tiếp sang VN để chuyển giao cho nông dân.
Khác với các mô hình biogas đang có tại VN phải dùng gạch và bêtông để làm hầm ủ khí, công nghệ biogas Thái Lan dùng bằng túi nhựa nên dễ dàng vận chuyển, lắp đặt và sửa chữa cũng như có giá thành rẻ hơn.
Toàn bộ chi phí sẽ do phía công ty hỗ trợ và theo kế hoạch trong tháng 9 sẽ lắp đặt cho 10 hộ dân đầu tiên, 90 hộ còn lại sẽ được lắp đặt mô hình biogas trong các tháng cuối năm.
Trong thời gian tới CP sẽ tiếp tục mở rộng chương trình tặng mô hình biogas cho các địa phương khác.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 4/6/2015, những quả vải thiều Việt Nam đầu tiên đã hiện diện trên thị trường Pháp. Chỉ sau 3 ngày, 500kg vải thiều đã được tiêu thụ hết tại Thủ đô Paris và vùng ngoại ô Ivry sur Seine.

Xác định phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, XĐGN là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác Hội; những năm qua, Hội LHPN huyện Vị Xuyên luôn vận động chị em hội viên hăng hái lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, góp phần tích cực vào thực hiện các mục tiêu phát triển KT – XH ở địa phương.

Trước sự thay đổi lớn do hội nhập cùng thị trường thế giới, để hàng hóa Việt Nam có thế đứng bền vững, nhiều ý kiến cho rằng phải sử dụng các rào cản với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.

Dựa trên lợi thế về khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng và nguồn lực nông dân cần cù chịu khó, huyện Phụng Hiệp đã và đang quan tâm phát triển vườn cây ăn trái theo hướng bền vững, tăng năng suất, chất lượng. Theo đó, cây cam xoàn đã được huyện chọn để tập trung phát triển, nâng cao thu nhập cho địa phương.

Nuôi giun quế - tạo nguồn thức ăn sạch trong chăn nuôi đang là mô hình hiệu quả được nhiều hộ chăn nuôi của xã Tất Thắng (huyện Thanh Sơn) thực hiện. Việc ứng dụng thành công mô hình này đã giúp người nông dân có thêm biện pháp tạo nguồn thức ăn mới giàu dinh dưỡng phục vụ chăn nuôi; tiết kiệm được chi phí, tăng hiệu quả kinh tế, bảo đảm an toàn cho người dùng sản phẩm chăn nuôi.