Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuyển Đổi Mùa Vụ Câu Chuyện Mới Ở Bắc Mê

Chuyển Đổi Mùa Vụ Câu Chuyện Mới Ở Bắc Mê
Ngày đăng: 11/02/2015

Câu chuyện đầu năm của chúng tôi với những người làm nông nghiệp ở Bắc Mê xoay quanh vấn đề chuyển đổi mùa vụ. Có thể đối với các huyện khác, là chuyện đã cũ, nhưng với Bắc Mê, thì đây là bước “đột phá”, không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo mà còn góp phần tháo “nút thắt” quan trọng để phát triển nông nghiệp bền vững.

Những năm trước đây, Bắc Mê gặp nhiều khó khăn trong chuyển đổi mùa vụ và áp dụng các biện pháp thâm canh tăng năng suất cây trồng. Nguyên nhân được “mổ xẻ” là do không chủ động nguồn nước và tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, một bộ phận người dân lười lao động.

Thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững, Đảng bộ, chính quyền  huyện Bắc Mê đã ra các chỉ thị, kế hoạch về tăng cường chuyển đổi mùa vụ, thâm canh, tăng năng suất cây trồng vụ Đông - Xuân. Theo đó, nhiều cơ chế, chính sách, giải pháp về tăng cường chuyển đổi mùa vụ được khuyến khích, tạo điều kiện để người dân thực hiện: Hỗ trợ giống, phân bón, tập huấn kỹ thuật thâm canh; hỗ trợ cơ giới hóa nông nghiệp; đầu tư hệ thống thủy lợi, đảm bảo nguồn nước tưới tiêu; phát động phong trào thi đua gieo cấy vụ Xuân sớm...

Năm 2014, toàn huyện Bắc Mê gieo trồng trên 2.709ha lúa, đạt trên 107% kế hoạch. Trong đó, diện tích lúa thâm canh đạt trên 2.095 ha, năng suất lúa trung bình đạt 52,3 tạ/ha; mô hình chuyển đổi khung thời vụ ở Lạc Nông, Minh Ngọc, Giáp Trung bước đầu mang lại hiệu quả, giúp người dân nâng cao thu nhập.

Chị Nèn Thị Ninh, người dân thôn Nà Pâu, xã Lạc Nông cho biết: “Thực hiện mô hình chuyển đổi mùa vụ của huyện, chúng tôi rất phấn khởi, trên thửa ruộng này, việc sản xuất bây giờ được thực hiện liên tục quanh năm, giống lúa mới thay thế giống lúa thuần mang lại năng suất cao, giúp nhiều hộ dân có thêm thu nhập”.

Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở và tích cực tham gia của người dân, tình hình sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mê đã có chuyển biến rõ nét. Các địa phương tổ chức thực hiện việc chuyển đổi mùa vụ bằng các giải pháp thiết thực, hiệu quả, và phù hợp với điều kiện thực tế như: Thôn Bản Đuốc, xã Yên Phong đặt ra hương ước gắn việc xét duyệt hộ nghèo hàng năm với phong trào lao động sản xuất, không để đất bỏ hoang; xã Yên Định thành lập tổ dịch vụ nông nghiệp có đội cấy thuê, tổ chức hội thi cấy, thực hiện mô hình đầu tư có thu hồi, đưa cơ giới hóa vào sản xuất; xã Yên Phong tổ chức giao ban thôn định kỳ, học hỏi kinh nghiệm và tạo phong trào thi đua giữa các thôn...

Trao đổi về vấn đề chuyển đổi khung thời vụ, Chủ tịch UBND huyện, Triệu Trung Hiệp nhấn mạnh: Để tháo gỡ “nút thắt” trong sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mê, việc chuyển đổi mùa vụ sẽ là khâu đột phá. Đến nay, người dân đang dần thay đổi tư duy sản xuất, từ trông chờ, ỷ lại đến chủ động trên đồng ruộng của mình.

Việc chuyển đổi mùa vụ mang lại hiệu quả đã được chính người dân khẳng định. Huyện sẽ tiếp tục có những chính sách đầu tư để khuyến khích người dân yên tâm sản xuất, chỉ đạo các cấp, các ngành cùng phối hợp vào cuộc. Cùng với đó, đội ngũ khuyến nông viên cơ sở phải “cầm tay chỉ việc” cho nông dân. Từ đó, hướng đến sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa.

Sự đổi thay trên đồng đất Bắc Mê đang mang về những mùa vàng no ấm. Việc tổ chức lại sản xuất, thay đổi tập quán canh tác, chuyển đổi khung thời vụ, tạo bước “đột phá” trong tư duy, nhận thức từ cấp ủy, chính quyền đến người dân có thể xem là thành tựu nổi bật của ngành Nông nghiệp Bắc Mê trong thời gian qua.


Có thể bạn quan tâm

Nơi Mang Đến Cho Nông Dân Những Cây Trồng Ưu Việt Nhất Nơi Mang Đến Cho Nông Dân Những Cây Trồng Ưu Việt Nhất

Trong những ngày tháng 8, có dịp về thăm Trung tâm KHKT Giống cây trồng Đạo Đức, chúng tôi thực sự ngỡ ngàng trước sự thay đổi không ngờ: Được đầu tư nhà trưng bày sản phẩm, nhà nuôi cấy và các thiết bị nuôi cấy mô; đội ngũ cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ.

04/09/2014
Trung Quốc Ngưng Nhập Khẩu Gạo Tiểu Ngạch, Doanh Nghiệp Điêu Đứng Trung Quốc Ngưng Nhập Khẩu Gạo Tiểu Ngạch, Doanh Nghiệp Điêu Đứng

Dù DN xuất tiểu ngạch đang điêu đứng nhưng Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, gạo xuất chính ngạch sang Trung Quốc vẫn bình thường.

23/08/2014
Thời Vụ Nhìn Từ Thành Công Lúa Chạy Lũ Đức Thọ Thời Vụ Nhìn Từ Thành Công Lúa Chạy Lũ Đức Thọ

Điều đáng nói là, cùng với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng và điều kiện canh tác như nhau, trong khi người dân các xã vùng thấp lụt huyện Đức Thọ “lúa đã đầy bồ” thì hầu hết diện tích lúa hè thu của các địa phương trên toàn tỉnh chưa đến kỳ thu hoạch, thậm chí, đến thời điểm này, nhiều diện tích mới trổ bông!

04/09/2014
Hỗ Trợ Vốn Và Kỹ Thuật Tái Canh Cây Cà Phê Hỗ Trợ Vốn Và Kỹ Thuật Tái Canh Cây Cà Phê

Hiện nay, toàn tỉnh Đác Lắc có tổng diện tích cà-phê hơn 202.500ha, trong đó có 190 nghìn ha cà-phê kinh doanh cho thu hoạch với sản lượng khoảng 430 nghìn tấn cà-phê nhân/niên vụ. Tuy nhiên, theo khảo sát, diện tích cà-phê già cỗi cần tái canh từ nay đến năm 2020 lên tới 30.442 ha.

23/08/2014
Dốc Dốc "Hầu Bao" Cho Nông Nghiệp Công Nghệ Cao

Từ bỏ cách làm nông nghiệp truyền thống, hàng nghìn doanh nghiệp tư nhân và nông dân Lâm Đồng sẵn sàng dốc hầu bao đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC). Điều gì đã khiến cho "làn sóng đầu tư" bùng lên trên vùng đất nam Tây Nguyên này?

23/08/2014