Chuyển đổi cây trồng ở Vạn Phú (Khánh Hòa)

Theo ông Đinh Văn Hiệp - Chủ tịch Hội Nông dân (HND) xã, vụ đông xuân 2014 - 2015, địa phương có 30ha đậu phụng, 10ha bắp chuyển đổi từ đất lúa. Tuy nhiên, bước qua vụ hè thu, do khó khăn về nước tưới nên diện tích chuyển đổi không nhiều. HND xã đang thực hiện điểm trình diễn mô hình cây bắp lai với diện tích 0,5ha. Sắp tới, HND xã sẽ tổ chức hội nghị đầu bờ và khuyến khích nông dân trồng bắp. Ngoài ra, HND xã đang động viên một nông dân viết đề tài sáng tạo máy làm cỏ bắp, nếu thành công sẽ giảm đáng kể công lao động…
Ông Trần Văn Trúc (thôn Tân Phú) cho biết, vụ nào ông cũng dành một nửa diện tích đất nông nghiệp của gia đình để trồng bắp lai. Theo ông, bắp lai dễ trồng, dễ chăm sóc, cần ít nước tưới, rất thích hợp cho việc chuyển đổi cây trồng mùa hạn, sản phẩm làm ra dễ tiêu thụ. Trái với bắp lai, trồng bắp nếp rất dễ bị thương lái ép giá hoặc không bán được. “1ha bắp lai, sau 3 tháng trồng cho thu hoạch lãi ròng 20 triệu đồng, 1 năm có thể làm 2 vụ bắp xen 1 vụ lúa…” - ông Trúc nói.
Ở Vạn Phú, nông dân trồng bắp không chỉ để bán mà còn phục vụ chăn nuôi khép kín. Ông Trúc có 4 con bò và đàn gia cầm hơn 100 con. Nhu cầu thức ăn chăn nuôi lên tới 3,5 tấn/năm. Vì vậy, ông không lo đầu ra từ cây bắp bị ế ẩm bởi còn dùng làm thức ăn phục vụ chăn nuôi. Tuy nhiên, nông dân trong xã vẫn chưa mặn mà với cây bắp bởi tình trạng thiếu nước và cần có máy làm cỏ bắp để giảm chi phí sản xuất.
Đối với đậu phụng, lâu nay đây là cây trồng phát triển mạnh tại Vạn Phú. Ông Võ Kim Châu (thôn Tân Phú) - người trồng đậu phụng có nhiều kinh nghiệm cho biết, trồng đậu phụng nhàn hơn trồng lúa bởi gần như không phải phun thuốc, ít sâu bệnh, chi phí thấp. Ngoài ra, trồng đậu phụng sử dụng lượng nước ít, thích hợp trong mùa hạn, hiệu quả kinh tế gấp 3 - 4 lần cây lúa, 1ha có thể lãi 50 - 60 triệu đồng… Tuy nhiên, người trồng đậu cần phải biết dừng đúng lúc để tránh hiện tượng nhiễm sâu bệnh, tốt nhất là canh tác 3 năm thì chuyển sang cây trồng khác. Điều nông dân Vạn Phú lo lắng nhất khi canh tác cây đậu phụng là thiếu máy thu hoạch nên cần rất nhiều nhân công. Đến vụ thu hoạch, nông dân phải nhổ bằng tay, làm tăng chi phí…
Bà Dương Thị Kim Thanh - Phó Chủ tịch UBND xã Vạn Phú cho biết: Địa phương đang tích cực vận động nông dân chuyển đổi cây trồng, nhưng do thiếu nước nên khó có thể hướng dẫn nông dân thực hiện. Vì thế, diện tích chuyển đổi còn hạn chế, chỉ khoảng 15ha, chủ yếu là cây đậu phụng.
Có thể bạn quan tâm

Trước thực trạng này, từ năm 2011 đến năm 2013, được sự hỗ trợ của dự án cạnh tranh nông nghiệp, Chi cục Bảo vệ Thực vật đã thực hiện chương trình phân tích, giám sát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên sản phẩm rau, củ, quả và trái cây tại các vùng trọng điểm rau xanh.

Thực hiện việc chuyển đổi cây trồng - vật nuôi, những năm gần đây, người dân ở huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu) đã áp dụng nhiều mô hình sản xuất cho lợi nhuận khá cao. Trong đó, mô hình nuôi ếch Thái Lan của ông Tăng Ương, người dân tộc Khmer (ấp Cái Giá, xã Hưng Hội) là một điển hình.

Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Bình Định đang xúc tiến thành lập Quỹ hỗ trợ ngư dân. Dự kiến, Quỹ sẽ chính thức ra mắt đầu tháng 4 tới.

Cà phê là một trong 6 cây chủ lực của tỉnh nên những hộ trồng mới hoặc thâm canh sẽ được hỗ trợ một phần kinh phí để trồng và chăm sóc, nhằm tạo ra vùng chuyên canh, đáp ứng được các đơn đặt hàng lớn. Diện tích trồng cà phê của tỉnh tập trung chủ yếu tại các huyện: Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Trảng Bom và TX. Long Khánh.

Trước thông tin về dịch cúm gia cầm H5N1 có khả năng bùng phát và lây lan nhanh, cùng với đó, vi rút cúm H7N9, người tiêu dùng e ngại khi mua gia cầm và thịt gia cầm tại các chợ. Nhiều bà nội trợ ưu tiên chọn mua hàng tại chợ thực phẩm tươi sống Lifsap hoặc các vùng chăn nuôi an toàn.