Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuyện buồn thị trường gạo

Chuyện buồn thị trường gạo
Ngày đăng: 17/09/2015

Đưa gạo xuất khẩu xuống tàu

Vừa đối mặt với những khó khăn về thị trường, các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam lại đang gặp phải phiền phức từ chính một số nhà giám định trong nước. 

Từ khi Philippines công bố sẽ mở cuộc đấu thầu nhập khẩu 750 ngàn tấn gạo (giao hàng cuối năm nay và đầu năm sau), đến nay đã hơn 1 tuần trôi qua, nhưng giá gạo hàng hóa ở ĐBSCL vẫn chưa nhích lên được 1 đồng nào. 

Thậm chí, có thời điểm đã giảm xuống một chút. Điều này trái ngược hẳn với những lần đấu thầu trước đây của Philippines, khi mà vừa có thông tin Việt Nam sẽ tham gia đấu thầu, là giá gạo ở ĐBSCL đã tăng ngay thêm 100 đồng/kg. 

Thông tin từ một số doanh nghiệp chuyên cung ứng gạo xuất khẩu, cho thấy, thương lái và các doanh nghiệp cung ứng hầu như không kỳ vọng gì ở đợt đấu thầu lần này, vì thế dù đã có thông tin về đợt đấu thầu nhưng các thương lái gần như không đẩy mạnh thu mua lúa gạo. 

Một doanh nhân ngành gạo cho biết, sở dĩ các thương lái, doanh nghiệp cung ứng không kỳ vọng ở đợt đấu thầu, là vì các thông tin về tham gia đấu thầu lần này không được đưa ra rầm rộ. 

Mặt khác giá gạo trên thị trường thế giới hiện đang khá thấp, khiến cho giá gạo Việt Nam đã giảm xuống rất nhiều. Như gạo 5% tấm hiện chỉ còn 330 USD/tấn nhưng vẫn rất khó bán. Trong khi đó, từ đầu năm đến nay, lượng gạo mà Việt Nam đã xuất khẩu mới chỉ gần 4 triệu tấn (tính đến hết tháng 8), tức là vẫn còn nhiều gạo trong kho của các doanh nghiệp. 

Đến thời điểm này, xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi tình trạng rất khó khăn, ảm đạm. Các loại gạo xuất khẩu chính như 5% tấm, 15% tấm, 25% tấm… đều khó bán. Chỉ có mặt hàng tấm là lại đang hút hàng. 

Nguyên nhân do trong khi cấp phép có giới hạn cho các thương nhân nhập khẩu các loại gạo nói trên, thì phía Trung Quốc lại cho phép thương nhân nước họ được nhập khẩu tấm mà không cần giấy phép. 

Do đó, thay cho gạo trắng trong những năm trước đây, tấm lại đang trở thành mặt hàng được bán chạy nhất sang thị trường Trung Quốc. Chỉ riêng một Chi nhánh của Tổng Công ty Lương thực miền Bắc, đến thời điểm này đã xuất khẩu được tới 40 ngàn tấn tấm. 

Mà khách hàng Trung Quốc vẫn đang có nhu cầu mua thêm tấm, tiếc là các nhà xuất khẩu Việt Nam đang rất khó tìm được tấm. Bởi tấm là phụ phẩm trong quá trình xay xát gạo hạt dài, nên khi gạo 5% tấm không bán được thì tấm cũng không có nhiều. 

Không chỉ gặp khó về thị trường xuất khẩu, các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam còn đang phải đối mặt với những rắc rối, phiền toái do chính doanh nghiệp trong nước gây ra, mà họ gọi là “nội gián”. 

Đó là việc một số công ty giám định, do muốn có mối quan hệ tốt, được hiện diện thường xuyên trong tâm trí của các nhà nhập khẩu để được ưu tiên chỉ định làm giám định chất lượng cho những lô hàng gạo Việt Nam mà họ sẽ mua, nên đã thường xuyên cung cấp tình hình giá gạo ở Việt Nam cho họ. 

Giá lên hay xuống công ty giám định đều cung cấp hết cho nhà nhập khẩu. Do đó, nhiều nhà nhập khẩu thường xuyên nắm rõ diễn biến giá gạo ở Việt Nam. 

Dĩ nhiên các nhà nhập khẩu không còn nhiều kênh khác để nắm bắt thông tin giá gạo tại Việt Nam, nhưng những thông tin mà các công ty giám định cung cấp luôn khiến cho họ tin tưởng vì những công ty này thường xuyên tiếp xúc với các nhà cung ứng, xuất khẩu gạo Việt Nam. 

Và đã xảy ra nhiều trường hợp, nhà nhập khẩu dùng chính những thông tin đó để ép giá nhà xuất khẩu gạo Việt Nam. Có những nhà xuất khẩu đã thống nhất giá cả với nhà nhập khẩu. Nhưng để chờ nhà nhập khẩu tiến hành ký hợp đồng, mở L/C…, thì phải mất ít nhất vài ngày, có khi tới hơn 10 ngày. 

Trong quãng thời gian ấy, nhà nhập khẩu nhận được thông tin giá cả về thị trường gạo Việt Nam do công ty giám định nào đó gửi đến. Nếu giá lên thì nhà nhập khẩu không nói gì. Còn nếu giá xuống, họ sẽ yêu cầu ngay tới nhà xuất khẩu Việt Nam phải giảm ngay giá xuống. 

Để bán được hàng trong bối cảnh đầu ra khó khăn, nhà xuất khẩu Việt Nam đành phải chấp nhận yêu cầu đó của nhà nhập khẩu. Thậm chí có công ty giám định còn thông báo cho nhà nhập khẩu giá gạo ở Việt Nam thấp hơn so với giá thực tế trên thị trường, khiến cho nhà xuất khẩu phải “khóc dở mếu dở”.


Có thể bạn quan tâm

Gà Miền Nam Ngập Tràn Chợ Bắc Gà Miền Nam Ngập Tràn Chợ Bắc

Nói đến sự biến động về giá gà lông màu, không nơi nào nhạy cảm hơn thủ phủ gà đồi Bắc Giang. Gặp người chăn nuôi tại những vùng gà lớn như Yên Thế, Tân Yên, Lục Ngạn, Lục Nam, chúng tôi cảm nhận rõ sự ngỡ ngàng, nuối tiếc của người chăn nuôi khi giá gà đột ngột lao dốc không phanh.

20/10/2014
Bình Định Hoàn Thiện Quy Trình Khai Thác Cá Ngừ Đại Dương Theo Chuỗi Bình Định Hoàn Thiện Quy Trình Khai Thác Cá Ngừ Đại Dương Theo Chuỗi

Chuyến cá ngừ đầu tiên được ngư dân tỉnh Bình Định đưa sang bán đấu giá tại Trung tâm đấu giá Osaka (Nhật Bản) không được như kỳ vọng. Đây là chuyến hàng đầu tiên áp dụng quy trình đánh bắt, bảo quản cá ngừ theo công nghệ Nhật Bản nên chưa đặt nặng vấn đề lợi nhuận. Thế nhưng, từ đó cũng đặt ra nhiều vấn đề với ngư dân và chính quyền tỉnh Bình Định.

20/10/2014
Xuất Khẩu Thủy Sản Của Cần Thơ Sẽ Tăng Mạnh Vào Cuối Năm Xuất Khẩu Thủy Sản Của Cần Thơ Sẽ Tăng Mạnh Vào Cuối Năm

Theo ông Trương Quang Hoài Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ, từ tháng Sáu đến nay, xuất khẩu thủy sản liên tục tang, từ mức xuất khẩu 38 triệu USD trong tháng Sáu đã tăng lên 49 triệu USD trong tháng Chín vừa qua.

20/10/2014
Giá Tôm Hùm Maine Cao Do Thiếu Hàng Giá Tôm Hùm Maine Cao Do Thiếu Hàng

Một số người đang tìm kiếm sản phẩm thay thế hoặc đợi giá xuống thấp. Trong khi chuỗi nhà hàng lớn có thể bỏ các món liên quan đến tôm hùm thì các nhà hàng nhỏ tìm kiếm các cách “sáng tạo” từ loài này.

20/10/2014
Mức Tiêu Thụ Hải Sản Ở Tây Ban Nha Cao Mức Tiêu Thụ Hải Sản Ở Tây Ban Nha Cao

Theo khảo sát, 75,1% người tiêu dùng ăn hải sản không vì thích mà do giá trị dinh dưỡng. Vì vậy, các sản phẩm thủy sản nên nhấn mạnh đến chức năng dinh dưỡng. Angels Segura, phụ trách lĩnh vực thủy sản của AECOC, khuyến khích tập trung vào sự hấp dẫn và dễ nấu của các sản phẩm thủy sản.

20/10/2014