Chuột đồng miền Tây mùa nước nổi mập ú, ngon thịt

Chuột đồng sinh sống quanh năm nơi ruộng rẫy, chúng đào hang ở bờ ruộng làm nơi trú ẩn, sinh sôi và phát triển.
Đặc biệt đàn chuột đông đúc lên vào mùa lúa chín cuối năm. Lúc đó chuột béo ú, lông bóng mượt, thịt rất thơm ngon vì chúng có nhiều thức ăn là lúa và các loại thức ăn khác như: ốc, mầm cây non…
Lúa trên những cánh đồng chín rộ cũng báo hiệu mùa săn chuột đồng của thanh niên ở vùng nông thôn bắt đầu nhộn nhịp. Đơn giản chỉ cần một cái len đào đất và rập đựng chuột...là có thể bắt đầu một cuộc săn đầy thú vị.
Chỉ trong nháy mắt đã có rất nhiều chuột đồng bị tóm gọn bởi những tay “thiện xạ”.
Những chú chuột đồng ú và thịt thơm ngon.
Sau khi bắt xong, chuột được làm sạch và chế biến những món ăn “có 1 không 2” như: chuột khìa nước dừa, chuột nướng mọi, chuột nướng sả ớt, chuột xào củ kiệu... món nào cũng rất thơm ngon và đặc biệt. Về bất kỳ tỉnh nào của miền Tây mà không thưởng thức món chuột đồng thì e rằng xem như chưa biết miền sông nước.
Hiện nay, chuột đồng đã trở thành món đặc sản của các quán ăn, nhà hàng thành phố.
Tại các chợ huyện, chuột đồng được bán với giá từ 50.000 - 70.000 đồng/kg nhưng vào các nhà hàng, quán ăn lớn chúng có giá từ 150.000 - 200.000 đồng/kg. Không những thế, nghề săn chuột đồng còn giải quyết việc làm cho các lao động nông thôn mùa nước nổi có thu nhập từ 200.000 - 300.000 đồng/ngày với bẫy rập chuột đồng.
Cùng theo chân những thợ săn chuột đồng cả lớn cả bé đi "tác nghiệp".
Săn chuột trên những cánh đồng lúa chín luôn là thú vui thu hút nhiều thanh thiếu niên nhiệt tình tham gia.
Cần chọn đào những hang có đất đùn phía đầu hang. Sau khi đánh động, chuột trong hang sẽ chạy ra. Những thanh niên theo đoàn nhanh tay bắt lấy những chú chuột thoát khỏi hang.
Không chỉ người lớn mà cả trẻ em cũng có thể tham gia săn chuột đồng. Sau khi làm thịt, những chú chuột được nướng trên bếp lửa hồng. Món chuột nướng mọi hấp dẫn vì thịt thơm ngon, giữ được độ tươi của thịt và hương vị thịt chuột đồng.
Món chuột xào củ kiệu hương vị đặc trưng của kiệu làm thịt chuột có độ mềm và ngọt lịm.
Có thể bạn quan tâm

Xã Phú Long, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre đã được quy hoạch là vùng ngọt hóa. Do các công trình thủy lợi chưa khép kín hoàn toàn nên còn ảnh hưởng xâm nhập mặn (khoảng tháng 4 - 6 hàng năm), độ mặn tối đa 8%o, nên một số người dân đào ao nuôi tôm nước lợ.

Hầu như năm nào, các hộ nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện Tiên Yên cũng đều phải đối mặt với dịch bệnh trên tôm nuôi. Đơn cử, tháng 7-2014, trên 200 hộ nuôi tôm với diện tích trên 350ha ở xã Hải Lạng và Đông Ngũ đã bị chết do dịch bệnh. Ngoài những nguyên nhân khách quan do thời tiết, khí hậu còn có nguyên nhân chủ quan từ phía các chủ đầm trong việc vệ sinh môi trường khu vực nuôi trồng thuỷ sản chưa tốt.

Từ 2 ha giống cỏ hỗ trợ trồng khảo nghiệm để nhân rộng mô hình trong phát triển chăn nuôi bò, đến nay 2 giống cỏ voi VA06 và cỏ hàng chông đã được người chăn nuôi chấp nhận đưa vào trồng khá phổ biến, góp phần giải quyết nguồn thức ăn xanh tại chỗ cho đàn bò của địa phương.

Kinh tế khó khăn, giá cả nông sản bấp bênh, sâu bệnh phá hoại, khí hậu thất thường... đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nông dân. Để thích nghi với tình hình thực tế, nhiều gia đình đã áp dụng khoa học - kỹ thuật, xen canh tăng vụ để thêm thu nhập. Trồng rau má xen dưới vườn điều của gia đình chị Đinh Thị Lý, tại ấp 5, xã Đồng Tiến (Đồng Phú - Bình Phước) là một điển hình.

Trồng nấm bào ngư có ưu điểm là không sử dụng thuốc, phân bón, nông dân có thể tận dụng thời gian nhàn rỗi để trồng. Mô hình ít vốn đầu tư, không cần nhiều diện tích, có thể tận dụng chuồng heo, chuồng gà để che mưa, tùy vào diện tích mỗi gia đình. Khoảng 20 ngày sau khi treo phôi là có thể thu hoạch đợt đầu và thời gian thu hoạch kéo dài 3 tháng.