Chuột đồng miền Tây mùa nước nổi mập ú, ngon thịt

Chuột đồng sinh sống quanh năm nơi ruộng rẫy, chúng đào hang ở bờ ruộng làm nơi trú ẩn, sinh sôi và phát triển.
Đặc biệt đàn chuột đông đúc lên vào mùa lúa chín cuối năm. Lúc đó chuột béo ú, lông bóng mượt, thịt rất thơm ngon vì chúng có nhiều thức ăn là lúa và các loại thức ăn khác như: ốc, mầm cây non…
Lúa trên những cánh đồng chín rộ cũng báo hiệu mùa săn chuột đồng của thanh niên ở vùng nông thôn bắt đầu nhộn nhịp. Đơn giản chỉ cần một cái len đào đất và rập đựng chuột...là có thể bắt đầu một cuộc săn đầy thú vị.
Chỉ trong nháy mắt đã có rất nhiều chuột đồng bị tóm gọn bởi những tay “thiện xạ”.
Những chú chuột đồng ú và thịt thơm ngon.
Sau khi bắt xong, chuột được làm sạch và chế biến những món ăn “có 1 không 2” như: chuột khìa nước dừa, chuột nướng mọi, chuột nướng sả ớt, chuột xào củ kiệu... món nào cũng rất thơm ngon và đặc biệt. Về bất kỳ tỉnh nào của miền Tây mà không thưởng thức món chuột đồng thì e rằng xem như chưa biết miền sông nước.
Hiện nay, chuột đồng đã trở thành món đặc sản của các quán ăn, nhà hàng thành phố.
Tại các chợ huyện, chuột đồng được bán với giá từ 50.000 - 70.000 đồng/kg nhưng vào các nhà hàng, quán ăn lớn chúng có giá từ 150.000 - 200.000 đồng/kg. Không những thế, nghề săn chuột đồng còn giải quyết việc làm cho các lao động nông thôn mùa nước nổi có thu nhập từ 200.000 - 300.000 đồng/ngày với bẫy rập chuột đồng.
Cùng theo chân những thợ săn chuột đồng cả lớn cả bé đi "tác nghiệp".
Săn chuột trên những cánh đồng lúa chín luôn là thú vui thu hút nhiều thanh thiếu niên nhiệt tình tham gia.
Cần chọn đào những hang có đất đùn phía đầu hang. Sau khi đánh động, chuột trong hang sẽ chạy ra. Những thanh niên theo đoàn nhanh tay bắt lấy những chú chuột thoát khỏi hang.
Không chỉ người lớn mà cả trẻ em cũng có thể tham gia săn chuột đồng. Sau khi làm thịt, những chú chuột được nướng trên bếp lửa hồng. Món chuột nướng mọi hấp dẫn vì thịt thơm ngon, giữ được độ tươi của thịt và hương vị thịt chuột đồng.
Món chuột xào củ kiệu hương vị đặc trưng của kiệu làm thịt chuột có độ mềm và ngọt lịm.
Có thể bạn quan tâm

Vùng đất Ninh Thuận quanh năm khô hạn thường xuyên, tưởng khó có thể làm giàu từ canh tác, chăn nuôi. Nhưng bằng cơ cấu vật nuôi hợp lý, nhờ được hỗ trợ nguồn vốn kịp thời, Ninh Thuận đã thành một địa phương có nghề chăn nuôi dê, cừu phát triển nhất cả nước.

Khởi nghiệp chỉ với 10 triệu đồng, sau vài năm trồng chuối và thêm cả buôn chuối, Phạm Năng Thành (xã Đại Tập, H.Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) đã thu được trên 1 tỉ đồng mỗi năm.

Ngày 02/8/2013, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Hậu Giang, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội thi "Nông dân nuôi cá tra giỏi vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2013".

Là thạc sĩ thể dục thể thao nhưng Thuyết lại có đam mê trái ngành. Không chỉ làm giàu từ rắn mối, anh còn nuôi thêm lươn, dế, bồ câu, nhím, heo rừng và cả sâu bọ.

Ông Phan Văn Phúc, thương lái chuyên thu mua tôm ở thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang cho biết, hiện nay tôm sú nguyên liệu loại 30 con/kg được các thương lái đến tận ao thu mua với giá 220.000 đồng/kg, tăng 40.000 đồng/kg so với tuần trước; tôm sú loại 40 con/kg có giá 180.000 đồng/kg, tăng 20.000 đồng/kg; đối với tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg được các thương lái thu mua tăng 5.000 - 8.000 đồng/kg so với tuần trước, có giá 95.000 - 98.000 đồng/kg.