Chương trình kiên cố hóa kênh mương cần được ưu tiên cấp vốn

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chương trình này, nhiều khó khăn, bất cập đã bộc lộ. Trong đó, vấn đề thiếu vốn đầu tư được nhắc đến nhiều nhất.
Thi công KCHKM trên địa bàn xã Cát Trinh (hyện Phù Cát)
Khó khăn về vốn đầu tư
Theo Sở NN&PTNT, toàn tỉnh hiện có 161 hồ chứa nước lớn nhỏ với tổng dung tích chứa 566,4 triệu m3, trong đó, có 8 hồ chứa nước có dung tích chứa từ 5 triệu m3 trở lên. Ngoài ra, toàn tỉnh còn có hơn 107 đập dâng trên sông suối, 96 trạm bơm, gần 3.000 km kênh mương, cung cấp nước tưới cho trên 143 ngàn ha lúa, hoa màu hàng năm.
Tuy nhiên, trước đây, phần lớn hệ thống kênh mương là kênh đất, sử dụng trong thời gian dài, nên hiệu quả tưới tiêu không cao, gây thất thoát lượng nước khá lớn trong quá trình vận hành, tưới tiêu...
Từ năm 2011, UBND tỉnh đã có chủ trương từng bước thực hiện chương trình KCHKM, KMNĐ với mục tiêu đảm bảo nhu cầu tưới tiêu, nâng cao hiệu quả SXNN. Đặc biệt, tại kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh khóa XI đã có Nghị quyết số 06/2013/NQ-HĐND ngày 26.7.2013 về chính sách hỗ trợ KCHKM, KMNĐ trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, ngân sách tỉnh hỗ trợ từ 54 - 128 tấn xi măng/km kênh mương (tùy diện tích tưới dao động từ 25 - 100 ha) và hỗ trợ 30% chi phí xây dựng; phần còn lại là đối ứng của ngân sách các huyện, thị xã, thành phố, vốn ngân sách xã, nhân dân địa phương đóng góp.
Thực hiện Nghị quyết số 06, từ năm 2013-2015, UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch hỗ trợ danh mục các công trình KCHKM, KMNĐ với tổng kinh phí xây dựng trên 209 tỉ đồng. Trong đó, kinh phí hỗ trợ từ ngân sách tỉnh gần 63 tỉ đồng, nhằm kiên cố hóa trên 327 km kênh mương, đảm bảo tưới cho 16.704 ha đất SXNN. Tuy nhiên, việc thực hiện KCHKM tại các địa phương trong những năm qua khá chậm.
“Các nguồn vốn đầu tư cho chương trình KCHKM chỉ ưu tiên tập trung hỗ trợ cho các xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới đến năm 2015; các xã hoàn thành giai đoạn sau 2015 không được các địa phương quan tâm bố trí vốn nên rất khó triển khai”
Năm 2013 toàn tỉnh chỉ thực hiện được 42,47 km/55,2 km, đạt 76,9% kế hoạch; năm 2014 thực hiện được 64,69 km/75,41 km, đạt 85,7%. Năm 2015, UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch KCHKM với tổng chiều dài 196,76 km, hiện nay các địa phương đang triển khai, nhưng nhiều khả năng khó hoàn thành chỉ tiêu đề ra.
Ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết: Nguyên nhân khiến tiến độ thực hiện KCHKM trên địa bàn tỉnh chậm một phần do vốn đầu tư cho chương trình hàng năm của tỉnh còn khá thấp, riêng vốn do ngân sách tỉnh cấp chỉ mới đáp ứng được 30% nhu cầu vốn thực hiện.
Trong khi đó, vốn ngân sách của các huyện, thị xã, thành phố, vốn huy động từ nhân dân gặp nhiều khó khăn. Do vậy, mỗi năm các địa phương chỉ mới thực hiện KCHKM đạt từ 65-75% so với kế hoạch đăng ký ban đầu.
Hơn nữa, các nguồn vốn đầu tư cho chương trình KCHKM chỉ ưu tiên tập trung hỗ trợ cho các xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới đến năm 2015; các xã hoàn thành giai đoạn sau 2015 không được các địa phương quan tâm bố trí vốn nên rất khó triển khai.
Cần sớm tháo gỡ
Tại buổi làm việc với Đoàn giám sát của HĐND tỉnh về tình hình thực hiện chương trình KCHKM, KMNĐ giai đoạn 2013-2015, ông Phan Trọng Hổ kiến nghị tỉnh cần quan tâm hỗ trợ vốn nhiều hơn nữa cho chương trình này. Theo ông Hổ, chương trình KCHKM, KMNĐ có ý nghĩa rất to lớn, tác động rất rõ đến SXNN, nâng cao năng suất, hiệu quả trồng trọt. Do vậy, để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, đề nghị HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết cho tiếp tục hỗ trợ các chính sách KCHKM, KMNĐ giai đoạn 2016-2020.
Trước mắt, từ nay đến cuối năm, UBND tỉnh đảm bảo bố trí đủ vốn để hỗ trợ các địa phương hoàn thành chỉ tiêu đã đăng ký. Bên cạnh vốn hỗ trợ của tỉnh, các ngành, các địa phương cần tăng cường lồng ghép các nguồn vốn khác như vốn chương trình 135, 30a, vốn xây dựng nông thôn mới, vốn vay ODA để hỗ trợ KCHKM. Ưu tiên hỗ trợ vốn KCHKM cho các vùng thường xuyên bị hạn, vùng có trạm bơm, để tiết kiệm nhiên liệu, vùng phục vụ cây trồng có giá trị kinh tế cao.
Ông Võ Đình Thú, Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh - Trưởng đoàn giám sát HĐND tỉnh, đánh giá: Việc thực hiện KCHKM, KMNĐ trong các năm qua đã đem lại những hiệu quả tích cực, nhờ vậy đã góp phần tiết kiệm nước tưới, tăng diện tích tưới, tạo thuận lợi cho công tác khai thác và quản lý tài nguyên nước…
Do vậy, để đẩy nhanh việc thực hiện chương trình này, ngành NN&PTNT cần có biện pháp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. “Nếu nguồn lực đầu tư của tỉnh, các địa phương hạn chế, ngành NN&PTNT nên có đề xuất với Bộ NN&PTNT, Chính phủ quan tâm hỗ trợ vốn để thực hiện. Qua kết quả giám sát, HĐND tỉnh sẽ tổng hợp, hoàn chỉnh báo cáo trình HĐND tỉnh trong các kỳ họp sắp đến nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, sớm đẩy nhanh tiến độ KCHKM, KMNĐ” - ông Thú cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Ông Claudio Karjalaimen- Giám đốc Công ty Tư vấn Finnsea tại Phần Lan cho biết, Phần Lan không chỉ là một thị trường đầy tiềm năng với mức thu nhập bình quân đầu người 46.178 USD/năm; nhu cầu tiêu dùng của người dân đối với các mặt hàng nông - thủy sản chiếm tới 18 - 20% thu nhập; mà còn là cửa ngõ quan trọng và thuận lợi để hàng hóa nông thủy sản của Việt Nam xâm nhập vào các thị trường Bắc Âu.

Với chủ đề “Nông nghiệp Việt Nam hướng tới giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững”, hơn 400 gian hàng trong đó có nhiều gian hàng đến từ các nước như: Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi tham gia trưng bày, giới thiệu nhiều sản phẩm phong phú, đa dạng bao gồm các sản phẩm nông lâm thủy sản, hàng thủ công mỹ nghệ, thiết bị cơ khí công nghệ phục vụ cho sản xuất, chế biến cho bảo quản nông sản….

Thực hiện chương trình đào tạo huấn luyện khuyến nông giữa Trung tâm khuyến nông (TTKN) Quốc Gia và TTKN tỉnh năm 2014; Từ ngày 4 -11/11, TTKN tỉnh tổ chức đoàn khảo sát, học tập các mô hình nông nghiệp hiệu quả tại 3 tỉnh Tây Bắc: Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai.

Để người dân trồng cao su tăng thu nhập, nhất là khi vườn cây trong giai đoạn kiến thiết cơ bản chưa khai thác mủ, 2 năm (2013 - 2014), Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông - lâm nghiệp Tây Bắc (Viện KHKT Nông - Lâm nghiệp miền núi phía Bắc) thực hiện Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng xen một số giống cây ngắn ngày trên nương cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản tại một số huyện trên địa bàn tỉnh Điện Biên”.

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo giảm nghèo tỉnh, năm 2014, toàn tỉnh giảm 3,7% hộ nghèo so với năm 2013. Mục tiêu giảm nghèo bền vững được thực hiện tích cực, đồng bộ, trên cơ sở lồng ghép các chương trình, dự án đang triển khai tại địa phương, như: Nghị quyết 30a, Chương trình 135, dự án Giảm nghèo của Ngân hàng Thế giới (WB)...