Chuồng Trại Hợp Vệ Sinh, Tăng Hiệu Quả Chăn Nuôi

Nhờ được hỗ trợ từ dự án Vệ sinh môi trường nông thôn, nhiều hộ có điều kiện cải tạo, xây mới khu chăn nuôi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Là hộ nghèo nên năm 2013, gia đình anh Nguyễn Đình Sáu, thôn Hạc Lâm, xã Hương Lâm (Hiệp Hoà) được tham gia dự án Vệ sinh môi trường nông thôn. Theo đó, anh được hỗ trợ 48 triệu đồng và chỉ phải bỏ thêm một phần kinh phí để xây chuồng trại chăn nuôi kiên cố.
Anh Sáu cho biết: “Trước đây, nơi chăn nuôi tạm bợ, tường đất, mái dột nên việc cọ rửa chuồng gặp nhiều khó khăn. Do đó, vật nuôi hay bị bệnh, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Nguồn hỗ trợ từ dự án giúp gia đình tôi có vốn để làm dãy chuồng sạch sẽ, chắc chắn; nhờ đó đàn lợn nhanh lớn, ít dịch bệnh”.
Năm 2013, toàn tỉnh có 6 hộ nghèo và gia đình chính sách tại xã Hương Lâm (Hiệp Hoà), Đồng Kỳ (Yên Thế) được giúp đỡ đầu tư cải tạo chuồng trại.
Dự án do Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn (Sở Nông nghiệp và PTNT) chủ trì. Tổng vốn thực hiện hơn 200 triệu đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
Ông Trần Văn Quý, Giám đốc Trung tâm cho biết: “Kinh phí hạn hẹp nên mỗi năm đơn vị chỉ hỗ trợ được rất ít hộ. Vì vậy, sau mỗi đợt chúng tôi đều tổ chức nghiệm thu phối hợp với UBND xã, thôn tuyên truyền về lợi ích của việc làm này để các hộ dân nông thôn nhân rộng mô hình”.
Chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh là một trong những chỉ số của bộ tiêu chí quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Thống kê của cơ quan chuyên môn, đến cuối năm 2013, toàn tỉnh có 74,39% chuồng trại chăn nuôi đạt tiêu chí này, tăng hơn 8% so năm 2012.
Hiện nay, đơn vị chủ trì dự án đang thực hiện hỗ trợ 6 hộ nghèo tại xã Tiên Nha (Lục Nam) xây dựng chuồng trại, phấn đấu đến năm 2015, toàn tỉnh có 80% chuồng trại đạt tiêu chí hợp vệ sinh.
Có thể bạn quan tâm

Loài cá leo to lớn, phàm ăn, ăn thịt động vật, sống trong các khu vực bờ cỏ, chủ yếu ẩn nấp trong các hang hốc dọc bờ sông và kênh rạch. Đây là loài cá đẻ trứng vào mùa hè. Trong lưu vực sông Mê Kông, chúng di cư vào các sông suối nhỏ và vùng bị ngập lụt để sinh tồn.

Theo thông tin từ Hiệp hội Rau quả VN, các công ty xuất khẩu trái cây ở phía Nam đang làm việc với các đối tác ở Bắc Giang để chuẩn bị xuất khẩu trái vải tươi sang thị trường Mỹ trong vụ vải năm nay, sau khi Mỹ cho phép nhập trái vải VN vào thị trường này (tháng 10-2014).

Dự kiến, hội chợ Vifa - Expo 2015 sẽ diễn ra từ ngày 11 đến 14-3 tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn (SECC), quận 7, TP.HCM, với hơn 900 gian hàng (tăng gần 50% so với năm ngoái) của gần 200 doanh nghiệp tham gia.

Trước thực trạng xuất khẩu rau quả của VN liên tục tăng trong những năm gần đây, đạt kim ngạch khoảng 1,5 tỉ USD năm 2014, nhưng có đến 80% giống rau đang phải nhập khẩu, TS Nguyễn Quốc Vọng, Việt kiều Úc, đang tích cực nghiên cứu và phát triển các giống rau, hoa để dần giảm sự phụ thuộc nguồn giống nước ngoài.

Những ngày này, gia đình ông Nguyễn Thanh Sơn, thôn Ngò 1, xã Đồng Kỳ như vui hơn. Mấy năm trước, không may ông Sơn mắc bệnh, sức khỏe suy giảm, gánh nặng cơm áo dồn cả lên vai người vợ tảo tần. Cuộc sống gia đình vì thế càng khó khăn. Ðược chính quyền địa phương tạo điều kiện vay vốn phát triển kinh tế, hướng dẫn tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, ngoài chăn nuôi bò sinh sản, vợ chồng ông tận dụng diện tích ruộng sẵn có luân canh gối vụ lúa, củ đậu, khoai tây…