Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuỗi sản xuất, xuất khẩu cá tra tiếp tục khó khăn

Chuỗi sản xuất, xuất khẩu cá tra tiếp tục khó khăn
Ngày đăng: 25/11/2015

Giá nguyên liệu tại ĐBSCL liên tục chạm đáy, sản lượng cá cỡ lớn tăng mạnh. Sản phẩm cá tra đông lạnh XK chiếm tới 99,03% trong khi sản phẩm cá tra chế biến thuộc mã HS 16 chiếm tỷ trọng rất nhỏ: 0,97%.

Tại Tiền Giang, ông Nguyễn Văn Thành, ở xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông cho biết, hiện nay thương lái thu mua tôm sú (TS) loại 40 con/kg với giá từ 180.000 - 200.000 đồng/kg, TS loại 30 con/kg giá từ 210.000 - 230.000 đồng/kg (tăng hơn 10.000 đồng/kg so với đầu tháng 11-2015).

Đối với tôm thẻ chân trắng (TTCT), giá tôm loại 100 con/kg tăng 20.000 đồng/kg với giá bán cho thương lái từ 102.000 - 105.000 đồng/kg, tôm loại 60 con/kg cũng có giá từ 120.000 - 125.000 đồng/kg (tăng 15.000 đồng/kg so với tháng trước).

Tại các tỉnh có diện tích nuôi tôm nước lợ lớn vùng ĐBSCL là Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng… giá TS và TTCT các loại đã tăng từ 10.000 - 15.000 đồng/kg trong hơn nửa tháng qua.

Hiện nay, TS loại 20 con/kg có giá từ 270.000 - 280.000 đồng/kg, TS 30 con/kg giá từ 200.000 - 225.000 đồng/kg; TTCT loại 100 con/kg có giá 100.000 đồng/kg, loại 75 con/kg có giá từ 112.000 - 118.000 đồng/kg.

Theo một số thương lái, giá tôm nước lợ tăng là do nhu cầu tôm nguyên liệu chế biến xuất khẩu dịp Noel và Tết Dương lịch tại thị trường Âu, Mỹ tăng, cộng với thị trường Trung Quốc nhập nhiều tôm Việt Nam.

Những doanh nghiệp không dám trữ tôm thời điểm giá thấp đang thiếu nguyên liệu nên phải nâng giá để đẩy mạnh thu gom tôm chế biến xuất khẩu.

Mặt khác, năm nay dịch bệnh trên tôm diễn biến phức tạp, giá tôm nằm ở mức thấp trong thời gian dài nên nhiều hộ nuôi tôm vùng ĐBSCL không dám thả tôm vụ nghịch cuối năm, hoặc đầu tư cầm chừng, thả nuôi với mật độ thấp nên sản lượng tôm cung ứng cho thị trường giảm mạnh, góp phần làm cho giá TS và TTCT các loại tăng mạnh trở lại.

Với giá bán tôm nước lợ hiện nay, ước tính nông dân nuôi TS có lợi nhuận từ 400 - 450 triệu đồng/ha sau 4 - 4,5 tháng nuôi (năng suất bình quân 5 tấn/ha), còn nuôi TTCT có lợi nhuận từ 300 - 400 triệu đồng/ha sau 2,5 - 3 tháng nuôi (năng suất bình quân 10 tấn/ha).

Tuy nhiên, do vụ tôm cuối năm là vụ nghịch nên không có nhiều nông dân nuôi tôm được hưởng lợi từ giá tôm cao hiện nay.

Được biết, toàn tỉnh hiện chỉ còn khoảng 270 ha tôm nuôi thâm canh, bán thâm canh chưa thu hoạch.


Có thể bạn quan tâm

Đã Xác Định Nguyên Nhân Cá Chết Ở Xã Quảng Thọ Đã Xác Định Nguyên Nhân Cá Chết Ở Xã Quảng Thọ

Hơn nửa tháng nay, tình trạng cá bị bệnh và chết ở xã Quảng Thọ (Quảng Điền - Thừa Thiên Huế) khiến hàng trăm hộ nuôi đứng ngồi không yên. Chi cục Nuôi trồng thủy sản đã cử cán bộ trực tiếp đến địa phương hướng dẫn bà con về cách phòng, chống bệnh cho cá và xử lý môi trường nước ở vùng nuôi...

30/05/2012
Cách Chiết Cây Ăn Quả Nhanh Ra Rễ Như Thế Nào? Cách Chiết Cây Ăn Quả Nhanh Ra Rễ Như Thế Nào?

Chiết cành thường vào vụ xuân tháng 2-4 và vụ thu tháng 8-9. Vụ xuân chiết trước khi cây nhú lộc xuân. Nếu các loại cây rụng lá vào mùa đông, cần chiết sau khi lộc xuân đã trở thành lá bánh tẻ thì tỷ lệ cây sẽ ra rễ nhiều hơn

14/06/2011
Thu Giữ Một Lượng Lớn Chất Cấm Trong Chăn Nuôi Thu Giữ Một Lượng Lớn Chất Cấm Trong Chăn Nuôi

Tin từ Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an tỉnh Đắk Nông ngày 28.5, đơn vị này đã phát hiện và thu giữ một lượng lớn chất cấm trong chăn nuôi được bán tại hai cơ sở kinh doanh thuốc thú y, thức ăn gia súc của bà Vũ Thị Miên (xã Đắk Sin) và cửa hàng Anh Khoa (thị trấn Kiến Đức, cùng H.Đắk R’lấp).

30/05/2012
Đề Phòng Bệnh Lạ Xuất Hiện Trên Tôm Nuôi Ở Ninh Thuận Đề Phòng Bệnh Lạ Xuất Hiện Trên Tôm Nuôi Ở Ninh Thuận

Trở lại vùng nuôi tôm ở Ninh Thuận dọc tuyến đường ven biển từ An Hải (Ninh Phước) đến Phước Dinh (Thuận Nam), chúng tôi cảm nhận được không khí trầm lặng khi nhìn thấy khá nhiều ao đìa bỏ không. Trong những tháng qua, do xuất hiện bệnh lạ làm tôm nuôi chết hàng loạt đã khiến các hộ nuôi chần chừ chưa dám thả giống dù đã vào chính vụ. Một số hộ chọn giải pháp an toàn là ngưng sản xuất để xem thử tình hình.

31/05/2012
Vicofa Hỗ Trợ Giống Cây Cà Phê Cho Các Tỉnh Tây Nguyên Vicofa Hỗ Trợ Giống Cây Cà Phê Cho Các Tỉnh Tây Nguyên

Theo đó, Sở NN–PTNT Dak Lak được hỗ trợ 75.400 cây, Lâm Đồng: 70.000 cây, Dak Nông: 50.000 cây, Gia Lai: 50.000 cây, Kon Tum: 10.000 cây, Công ty TNHH một thành viên cà phê Thắng Lợi (Dak Lak): 20.600 cây, Công ty TNHH một thành viên xuất nhập khẩu cà phê 2/9 (Dak Lak): 20.000 cây. Số lượng cây giống này gồm 3 loại: cà phê mít ghép, cà phê vối ghép và cà phê thực sinh do Công ty TNHH tư vấn đầu tư phát triển nông - lâm nghiệp Eakmat cung cấp vào tháng 7/2012. Tiến sĩ Trần Vinh, Phó viện trưởng Viện khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp Tây Nguyên cho biết: số cà phê giống này phục vụ cho việc tái canh những diện tích cà phê già cỗi, kém chất lượng. Viện cũng sẽ hỗ trợ kỹ thuật cho bà con nông dân trong việc triển khai việc tái canh đạt hiệu quả.

01/06/2012