Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuỗi liên kết tiêu thụ thực phẩm còn nhiều bất cập

Chuỗi liên kết tiêu thụ thực phẩm còn nhiều bất cập
Ngày đăng: 23/10/2015

Cụ  thể, Hà Nội đã xây dựng 18 chuỗi liên kết chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm.

Trung bình mỗi ngày, các chuỗi liên kết tham gia tiêu thụ 392.000 quả trứng; 22 tấn thịt lợn; 11 tấn gia cầm, 150kg thịt bò, 100 tấn sữa.

Tuy nhiên bên cạnh kết quả đạt được, việc xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi hiện còn nhều hạn chế.

Đó là tỷ lệ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư còn cao (chiếm gần 60% số hộ chăn nuôi toàn thành phố), tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh dịch bệnh, vệ sinh thú y, ô nhiễm môi trường.

Lượng sản phẩm thịt gia súc, gia cầm có nguồn gốc, được kiểm soát tốt an toàn thực phẩm còn thấp.

Chênh lệch giữa giá thị trường và cổng trại còn cao, người chăn nuôi thường bị các thương lái ép giá nên chưa khuyến khích được các đối tượng này quản lý tốt an toàn thực phẩm từ chăn nuôi…

 

Việc giết mổ lợn ở Hà Nội vẫn còn mất vệ sinh (ảnh chụp tại một lò mổ trên địa bàn huyện Thanh Oai, Hà Nội).

Bên cạnh đó, đầu vào của các cơ sở này không được kiểm soát dịch bệnh.

Việc vận chuyển sản phẩm sau khi giết mổ hiện nay vẫn chưa đảm bảo, chủ yếu vận chuyển bằng xe máy không có thiết bị chuyên dụng, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm; vệ sinh thú y và mất mỹ quan.

Do vậy, Hà Nội đã triển khai những giải pháp để thực hiện tốt chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong thời gian tới, đó là về tổ chức sản xuất sẽ tập trung tổ chức liên kết giữa các hộ chăn nuôi tạo thành nhóm sản xuất, chi hội, hội, hợp tác xã.

Liên kết giữa các nhóm sản xuất với các cơ sở giết mổ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Tổ chức tập huấn, hướng dẫn các quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAP) và vận hành hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (GMP, HACCP) trong giết mổ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Hỗ trợ chế phẩm sinh học và ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi; đầu tư trang thiết bị cho các cơ sở giết mổ, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ xây dựng hệ thống mã hóa, nhận diện thông tin, truy xuất nguồn gốc sản phẩm từ chăn nuôi đến tiêu thụ…


Có thể bạn quan tâm

Xuất Khẩu Thanh Long Chủ Động Để Giảm Thiệt Hại Xuất Khẩu Thanh Long Chủ Động Để Giảm Thiệt Hại

Nhằm giảm thiệt hại cho người kinh doanh, Sở Công Thương Bình Thuận vừa phát đi văn bản khẩn, đề nghị các cơ quan hữu quan, các huyện, thị, thành phố trong tỉnh, thông tin chi tiết tình hình trên cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh nông sản trong tỉnh, nhất là các cơ sở thường xuyên xuất thanh long sang Trung Quốc.

01/04/2014
Xuất Khẩu Chậm, Thanh Long Giảm Giá Xuất Khẩu Chậm, Thanh Long Giảm Giá

Cùng chung số phận với nhiều loại nông sản khác, giá trái thanh long – một loại nông sản ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) - hiện đã giảm 20 – 40% so với mức giá cách nay khoảng hai tuần.

01/04/2014
Gần 9 Nghìn Tấn Dưa Hấu Xuất Khẩu Qua Cửa Khẩu Quốc Tế Lào Cai Gần 9 Nghìn Tấn Dưa Hấu Xuất Khẩu Qua Cửa Khẩu Quốc Tế Lào Cai

Riêng tháng 3 đã có 5.600 tấn dưa hấu được xuất khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai. Giá bán dưa hấu qua cửa khẩu từ 8 đến 10 nghìn đồng/kg, thuế xuất khẩu 0%.

01/04/2014
Ninh Hải (Ninh Thuận) Nhân Rộng Mô Hình Sản Xuất Táo, Nho Theo Tiêu Chuẩn VietGAP Ninh Hải (Ninh Thuận) Nhân Rộng Mô Hình Sản Xuất Táo, Nho Theo Tiêu Chuẩn VietGAP

Ngày 28-3, Ban Hỗ trợ kinh doanh nông nghiệp huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) tổ chức hội nghị triển khai nhân rộng mô hình sản xuất táo, nho theo tiêu chuẩn VietGAP. Tham dự có 31 nông hộ thuộc nhóm đồng sở thích trồng táo, nho của xã Nhơn Hải.

01/04/2014
Thanh Long Ruột Đỏ Cầu Gì Cung Nấy Thanh Long Ruột Đỏ Cầu Gì Cung Nấy

“Hơn 80% trái thanh long ruột đỏ đạt chất lượng xuất khẩu”- Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Thanh long ruột đỏ Đức Mỹ Nguyễn Văn Thân (ấp Đại Đức, xã Đức Mỹ, huyện Càng Long - Trà Vinh) nói như khoe “nhu cầu thị trường muốn ăn trái đẹp, tụi tui cùng mày mò, vuốt mấy đợt gai xanh bằng người ta rồi đó”.

01/04/2014