Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuỗi liên kết tiêu thụ thực phẩm còn nhiều bất cập

Chuỗi liên kết tiêu thụ thực phẩm còn nhiều bất cập
Ngày đăng: 23/10/2015

Cụ  thể, Hà Nội đã xây dựng 18 chuỗi liên kết chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm.

Trung bình mỗi ngày, các chuỗi liên kết tham gia tiêu thụ 392.000 quả trứng; 22 tấn thịt lợn; 11 tấn gia cầm, 150kg thịt bò, 100 tấn sữa.

Tuy nhiên bên cạnh kết quả đạt được, việc xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi hiện còn nhều hạn chế.

Đó là tỷ lệ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư còn cao (chiếm gần 60% số hộ chăn nuôi toàn thành phố), tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh dịch bệnh, vệ sinh thú y, ô nhiễm môi trường.

Lượng sản phẩm thịt gia súc, gia cầm có nguồn gốc, được kiểm soát tốt an toàn thực phẩm còn thấp.

Chênh lệch giữa giá thị trường và cổng trại còn cao, người chăn nuôi thường bị các thương lái ép giá nên chưa khuyến khích được các đối tượng này quản lý tốt an toàn thực phẩm từ chăn nuôi…

 

Việc giết mổ lợn ở Hà Nội vẫn còn mất vệ sinh (ảnh chụp tại một lò mổ trên địa bàn huyện Thanh Oai, Hà Nội).

Bên cạnh đó, đầu vào của các cơ sở này không được kiểm soát dịch bệnh.

Việc vận chuyển sản phẩm sau khi giết mổ hiện nay vẫn chưa đảm bảo, chủ yếu vận chuyển bằng xe máy không có thiết bị chuyên dụng, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm; vệ sinh thú y và mất mỹ quan.

Do vậy, Hà Nội đã triển khai những giải pháp để thực hiện tốt chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong thời gian tới, đó là về tổ chức sản xuất sẽ tập trung tổ chức liên kết giữa các hộ chăn nuôi tạo thành nhóm sản xuất, chi hội, hội, hợp tác xã.

Liên kết giữa các nhóm sản xuất với các cơ sở giết mổ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Tổ chức tập huấn, hướng dẫn các quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAP) và vận hành hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (GMP, HACCP) trong giết mổ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Hỗ trợ chế phẩm sinh học và ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi; đầu tư trang thiết bị cho các cơ sở giết mổ, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ xây dựng hệ thống mã hóa, nhận diện thông tin, truy xuất nguồn gốc sản phẩm từ chăn nuôi đến tiêu thụ…


Có thể bạn quan tâm

Thành Lập Tổ Hợp Tác Nuôi Rắn Mối Thành Lập Tổ Hợp Tác Nuôi Rắn Mối

Xã Tân Hiệp (Phú Giáo - Bình Dương) vừa thành lập Tổ hợp tác nuôi rắn mối với 15 thành viên. Trước đó, tại Tân Hiệp có 3 cá nhân trong tổ hợp tác nuôi thành công rắn mối và đây cũng là những nhân tố quan trọng để giúp cho các thành viên còn lại xây dựng thành công mô hình, hướng tới là nâng cao và bao tiêu sản phẩm.

05/07/2013
Thu Nhập Cao Từ Trồng Cà Chua Thu Nhập Cao Từ Trồng Cà Chua

Đến thôn Tứ Thể xã Đại Phú, huyện Sơn Dương không ai là không biết gia đình anh Nguyễn Thanh Tâm, bởi anh là hộ gia đình trẻ làm kinh tế giỏi của thôn. Xây dựng gia đình năm 2005, khi ra ở riêng được bố mẹ cho 3 sào ruộng và hỗ trợ làm được ngôi nhà nhỏ hai gian lợp ngói; cuộc sống gia đình rất khó khăn, quanh năm chỉ cấy lúa, trồng ngô, khoai và phải đi làm thuê đủ nghề vất vả mà vẫn khó khăn đủ bề.

13/06/2013
Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp Chú Trọng Sản Xuất Quy Mô Lớn Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp Chú Trọng Sản Xuất Quy Mô Lớn

Vấn đề quan trọng hiện nay là việc triển khai đề án này cần được thực hiện như thế nào. NTNN đã ghi nhận ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý.

14/06/2013
Ba Huyện Ven Biển Trúng Mùa Tôm Ba Huyện Ven Biển Trúng Mùa Tôm

Ông Lê Thành Nam - Chủ tịch UBND xã Giao Thạnh (Thạnh Phú - Bến Tre) cho biết, sau Tết Nguyên đán - 2013, nắng nóng kéo dài khiến 48 ao nuôi tôm bị thiệt hại khoảng 37ha. Hầu hết tôm nuôi công nghiệp dễ bị chết, tôm nuôi quảng canh ít chết, không tốn thức ăn.

07/07/2013
Làm Giàu Trên Đất Khó Làm Giàu Trên Đất Khó

Xóm 5 Kim Tân, xã Kim Sơn (Định Hoá) có 62 hộ thì có gần một nửa thuộc diện nghèo và cận nghèo, 80% là đồng bào dân tộc thiểu số. Điều kiện sản xuất của bà con gặp nhiều khó khăn do thiếu đất và nước sản xuất. Việc làm giàu trên chính mảnh đất khó này lâu nay vẫn được xem như một kỳ tích và người làm lên kỳ tích đó chính là gia đình anh Lường Xuân Quý với mô hình trồng rừng kết hợp với chăn nuôi.

14/06/2013