Chùm Ngây Cây Trồng Mới

Đầu năm nay, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tân Yên (Bắc Giang) triển khai mô hình trồng cây chùm ngây với quy mô 20 sào trên đất vàn cao và đất đồi khó canh tác tại xã Liên Sơn và Lan Giới.
Anh Nguyễn Xuân Giang, thôn Bãi Trại, xã Lan Giới cho biết: Sau 6 tháng trồng, 10 sào chùm ngây bắt đầu cho thu hoạch. Thu tỉa lá được 4 đợt ở những cây to, mỗi đợt bán được hơn 20 triệu đồng. Thấy có hiệu quả, anh Giang vừa thuê thêm 5 sào ruộng để mở rộng diện tích.
Theo tài liệu do Trạm Khuyến nông huyện cung cấp, lá và ngọn chùm ngây chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Thân, rễ và cành dùng làm thuốc chữa bệnh gan, thận... Loài cây này dễ chăm sóc, chịu hạn tốt, xuống giống từ tháng 5-8 (dương lịch); trồng hàng cách hàng 1,5 m; cây cách cây 1m. Khi chùm ngây cao khoảng 1m thì cưa ngọn để cây ra nhiều nhánh, hạn chế độ cao giúp dễ thu hái và tập trung dinh dưỡng. Khống chế độ cao cây từ 2m trở xuống sẽ cho lá non, xanh và ngon hơn. 6 tháng sau khi trồng cây cho thu hoạch lá; sau 8 tháng đến 1 năm được thu hoạch thêm hoa và quả; từ 3-5 năm có thể thu cành, thân và rễ.
Thạc sĩ Hoàng Thùy Ninh, cán bộ khuyến nông huyện - Chủ nhiệm mô hình cho hay: Hiện nay, chùm ngây thu hoạch đến đâu được các thương lái thu mua hết đến đó. Mô hình có triển vọng mở hướng cho nông dân trong việc lựa chọn giống cây trồng phù hợp.
Nguồn bài viết: http://baobacgiang.com.vn/bg/kinh-te/134399/chum-ngay---cay-trong-moi.html
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, nhiều hộ nông dân trong tỉnh Khánh Hòa đã tận dụng diện tích đất vườn để xây dựng chuồng trại, phát triển chăn nuôi heo rừng. Tuy nhiên, khác với cách nuôi heo thịt của những hộ đi trước đã làm, gia đình chị Lê Thị Nhịn ở xã Diên Phú, huyện Diên Khánh (Khánh Hòa)

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản năm 2013, Chi cục Nuôi trồng thủy sản triển khai dự án hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo tiêu chuẩn VietGAP trên diện tích 12ha tại cơ sở nuôi tôm của hộ ông Nguyễn Đăng Nhân, ấp Ông Tô, xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu).

Trước thực trạng chăn nuôi của nhiều địa phương đang gặp khó khăn, tổng đàn gia súc, gia cầm có chiều hướng giảm. Nhưng với mô hình liên kết trong chăn nuôi giữa các hộ dân với Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam ở huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) đã và đang mở ra hướng đi mới cho ngành chăn nuôi.

Cùng với cây hành, cây tỏi và các loại cây trồng vật nuôi khác, trong những năm qua nhiều người dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã phát triển mô hình chăn nuôi bò. Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao, cải thiện đời sống cho người chăn nuôi mà còn có thể góp phần giúp người dân tự túc được một phần thực phẩm.

Trên địa bàn xã Hòa Sơn (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) có nhiều mô hình chăn nuôi đạt hiệu quả cao và đang được tuyên truyền, nhân rộng.