Chuẩn bị trồng nhiều giống mía mới cho năng suất và chữ đường cao
Tuy nhiên, để có được năng suất và chất lượng cao, cần phải có các giống mía chất lượng cao cung cấp cho người trồng mía.
Năm 2014, Trung tâm Nghiên cứu giống cây trồng (tập đoàn Thành Thành Công) đã trình và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đồng ý cho nhập chính thức một số giống mía từ các nước về Tây Ninh để bảo quản và nhân giống.
Đầu năm 2015, Trung tâm tiếp tục nhập thêm một số loại giống mới về để nghiên cứu.
Hiện tại, Trung tâm có được 43 giống mía các loại, trong đó có 13 giống phát triển khá tốt với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu tại Tây Ninh.
Hiện 13 giống mía này đang được Trung tâm trồng ngoài nhà kính.
Theo Giáo sư, Tiến sĩ Võ Tòng Xuân, các giống mía mới này có tốc độ phát triển nhanh hơn, đẻ nhánh, nở bụi nhiều hơn, đường kính thân mía to hơn.
Đồng thời trữ lượng đường cũng đạt cao hơn rất nhiều so với các giống mía cũ cùng lứa mà nông dân đang trồng.
Bên cạnh đó, các giống mía mới có khả năng kháng sâu bệnh cao.
Giáo sư, Tiến sĩ Võ Tòng Xuân cho biết thêm, Trung tâm Nghiên cứu giống cây trồng Thành Thành Công đã có kế hoạch nhân nhanh các giống mía mới này bằng cách nuôi cấy mô, từ đó cho ra một số lượng lớn cây giống sạch bệnh.
Trung tâm dự kiến sẽ tiến hành trồng đại trà vào cuối tháng 11 năm 2015 trên diện tích đất trồng mía của Công ty mía đường Thành Thành Công Tây Ninh, và sẽ cung cấp mía giống mới cho bà con nông dân trên đất Tây Ninh trong những vụ tới.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, mô hình nuôi cá bóp lồng bè trên đảo Hòn Chuối (thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) phát triển mạnh. Mô hình này đã giúp dân Hòn Chuối có cuộc sống ổn định hơn…

UBND tỉnh Trà Vinh vừa ban hành Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 17/9/2015 về việc tăng cường quản lý, sản xuất tôm nuôi nước lợ các tháng cuối năm 2015.
Mô hình nuôi lươn thương phẩm những năm gần đây phát triển mạnh ở TX.Hồng Ngự (Đồng Tháp) nhưng nguồn lươn giống ngoài tự nhiên đang khan hiếm dần, không đáp ứng kịp nhu cầu của người nuôi.

Vụ cá Nam năm 2015 (bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 dương lịch), ngư dân các huyện ven biển đã chủ động đầu tư, đóng mới, cải hoán, nâng công suất tàu để vươn khơi khai thác thủy sản với các nghề, như: lưới kéo đơn, vây rút chì, lưới chụp mực, câu, dịch vụ nghề cá...

Thời điểm này, những người làm nghề chài cá ở xã cù lao Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) thường chài dính cá vồ đém nhiều hơn mùa khô.