Chuẩn Bị Tổ Chức Lại Đầu Mối Xuất Khẩu Gạo

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh yêu cầu các đơn vị liên quan sớm hoàn thiện Dự thảo Nghị định xuất khẩu gạo, đẩy nhanh tiến độ lấy ý kiến các bộ ngành liên quan để trình Chính phủ trong thời gian tới. Một trong những nội dung quan trọng của Dự thảo Nghị định này là tổ chức lại đầu mối xuất khẩu gạo.
Trước khó khăn xuất khẩu lúa gạo, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh mới đây đã yêu cầu Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) phối hợp Cục Xúc tiến Thương mại, Tổ điều hành xuất khẩu gạo cùng Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) tập trung đánh giá, phân tích các vấn đề thị trường.
Theo VFA, trong tháng 4, xuất khẩu gạo ước đạt 807.000 tấn, giá trị đạt 340 triệu USD. Tính chung 4 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu gạo ước đạt 2,38 triệu tấn (tăng 7,6%) và kim ngạch đạt 1,04 tỷ USD (giảm 0,2%) so với cùng kỳ năm ngoái.
Vấn đề đáng lo ngại, theo VFA, số lượng hợp đồng xuất khẩu gạo tuy được ký kết khá nhiều trong 4 tháng đầu năm, nhưng giá trị xuất khẩu không cao.
Cụ thể, trong thời gian nêu trên, các doanh nghiệp đã ký xuất khẩu 4,231 triệu tấn gạo, tăng 9,92% so với cùng kỳ 2012 nhưng việc giao hàng chậm.
Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Phan Văn Chinh cho biết giá xuất khẩu giảm với hầu hết các nước xuất khẩu gạo do cung thế giới lớn, đặc biệt với sức ép giải phóng tồn kho gạo của Thái Lan khoảng 12 triệu tấn, cũng như Ấn Độ, Pakistan xuất khẩu trở lại nhờ được mùa và Myanmar mới góp mặt vào "sân chơi" xuất khẩu gạo. Thực tế này khiến nguồn cung tăng, dẫn đến giá gạo giảm.
Ông Chinh nhấn mạnh một thực tế là giá xuất khẩu gạo Việt Nam chưa bao giờ cao hơn giá gạo Thái Lan, nếu so với gạo của Pakistan và Ấn Độ thì cạnh tranh kém hơn tại thị trường châu Phi do xa hơn nên chi phí vận chuyển cao.
Tuy nhiên, ông Chinh cũng cho rằng một nguyên nhân khiến giá gạo Việt Nam thấp hơn giá gạo thế giới là do các doanh nghiệp thu mua lúa gạo với nguồn lực yếu nên đã giảm giá xuất khẩu để giảm áp lực về vốn, lãi suất. Trong khi đó, vụ Đông Xuân năm nay dự kiến thu 3,7 - 3,8 triệu tấn lúa.
Thứ trưởng Trần Tuấn Anh đã yêu cầu các đơn vị liên quan sớm hoàn thiện Dự thảo Nghị định xuất khẩu gạo, đẩy nhanh tiến độ lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan để trình Chính phủ trong thời gian tới. Một trong những nội dung quan trọng của Dự thảo Nghị định này là tổ chức lại đầu mối xuất khẩu gạo.
Ngoài ra, nhằm tháo gỡ các khó khăn chung cho các mặt hàng nông sản, thuỷ sản tại Đồng bằng sông Cửu Long, trong khoảng tháng 6, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tổ chức họp với các địa phương nhằm đánh giá, rà soát khó khăn, phân định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, tìm giải pháp tháo gỡ.
Có thể bạn quan tâm

Lần đầu tiên Quảng Ngãi công bố dịch ở tôm trên địa bàn huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi). Trong khi ngành chức năng và địa phương lo dập dịch thì người nuôi tôm vẫn mặc nhiên súc hồ, mua tôm giống về thả nuôi.

Với 11 công đất vườn trồng cây có múi, ông Trương Văn Hoa, ở ấp 3 - xã Bình Hòa (Giồng Trôm - Bến Tre) hàng năm thu hoạch vài trăm triệu đồng. Hiện, ông là Tổ trưởng Tổ liên kết bưởi da xanh của ấp.

Đến năm 2015, huyện Đức Linh (Bình Thuận) tập trung phát triển nuôi cá thát lát cườm tại các vùng đã quy hoạch nuôi tập trung, gồm Võ Xu 20 ha, Đa Kai 70 ha, Vũ Hòa 35 ha, Đức Tài 24 ha. Đồng thời ưu tiên phát triển, đẩy mạnh phong trào tại các xã có Chi hội nghề cá như Đông Hà, Trà Tân, Đức Hạnh, Đức Tín, Nam Chính.

Mới đây, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố tăng thuế chống bán phá giá (CBPG) đối với mặt hàng cá tra fillet đông lạnh của Việt Nam trong đợt xem xét hành chính lần 8 (POR8) lên 1,29 đô la/kg, tăng 67% so với mức 0,77 đô la/kg đưa ra trước đó trong tháng 3-2013 vì cho rằng đã có sai sót trong tính toán.

Cục Trồng trọt, Trung tâm Khuyến nông quốc gia vừa phối hợp cùng Công ty Dekalb Việt Nam (chi nhánh Tập đoàn Monsanto), Công ty cổ phần giống cây trồng miền Nam (SSC) tổ chức hội thảo công bố hiệu quả mô hình chuyển đổi diện tích trồng lúa năng suất thấp sang canh tác ngô theo chương trình hành động năm 2013 của Bộ NN&PTNT.