Chuẩn Bị Đất Trồng Lúa Đông Xuân

Tùy theo điều kiện chủ động rút nước hay chờ nước rút, bà con nông dân ĐBSCL thường xuống giống vụ đông xuân trong tháng 11 và 12.
Đây là vụ lúa chính cho năng suất, sản lượng và chất lượng lúa tốt nhất trong năm. Để có được ruộng lúa khỏe đầu vụ, bà con cần lưu ý các điểm sau: Cần tiến hành vệ sinh đồng ruộng thật tốt bằng cách dọn sạch cỏ bờ, bụi rậm nhằm triệt nơi trú ẩn của các loài dịch hại. Dưới ruộng nếu có nhiều rong, cỏ, lúa chết thì cần tiến hành trục nhấn ngay, để có thời gian phân hủy các chất hữu cơ từ rơm rạ giúp cho đồng ruộng thêm màu mỡ.
Chuẩn bị giống: Cần chọn các giống thích ứng với tình hình xâm nhập mặn, hạn hán và dịch rầy nâu, đạo ôn, vàng lùn - lùn xoắn lá và đặc biệt là giống lúa chất lượng cao phục vụ cho xuất khẩu.Các giống chủ lực là: OM 6976, 6161, 5451, 2517, 4218, 5472, 4900; OMCS2000.... Ngoài ra, năm 2013, Bộ NNPTNT đã công nhận thêm một số giống OM như: 8959, 6961, 6932, 6893, 6904, 11735.
Làm đất, bón phân: Đất sẽ rất tốt nếu được xới hay trục nhấn trước khi lũ về. Sau gần 2 tháng ngập nước, lũ sẽ đem một lượng phù sa rất lớn cho đồng ruộng. Rơm rạ, cỏ dại được phân hủy sẽ làm tăng lượng dinh dưỡng cho đất. Trước khi xuống giống, mặt ruộng cần được trang bằng, xới đất thật kỹ sẽ giúp cho cây lúa nhanh bắt rễ và phát triển tốt. Mặt ruộng phải được san bằng phẳng, đánh rãnh thoát nước và dọn sạch cỏ trước khi sạ, cấy.
Chuẩn bị phân bón: Lượng phân bón khuyến cáo tham khảo theo từng vùng canh tác: Đất phù sa 90 - 100kg N + 40 - 50kg P2O5 + 30 - 50kg K2O/ha. Đất phèn nhẹ 80 - 100kg N + 40 - 60kg P2O5 + 30 - 50kg K2O/ha. Tương đương với 173 - 217kg urea + 240 - 360kg super lân + 50 - 80kg KCl/ha. Chú ý tăng cường bón phân hữu cơ nhằm cải tạo đất.
Bón lót: Khi làm đất lần cuối, vùng đất phèn nên dùng loại phân lân nung chảy Văn Điển (16% P2O5) từ 200 - 500kg/ha để giúp đất hạ phèn ngay từ đầu khi sạ, lúa sẽ phát triển tốt hơn. Có thể kết hợp bón chế phẩm Trichoderma giúp phân hủy rơm rạ, cỏ dại tăng nguồn dinh dưỡng cho cây lúa.
Có thể bạn quan tâm

So với cùng kỳ năm 2013, số hộ sản xuất nấm rơm, nấm sò trên địa bàn huyện giảm nhiều. Đến nay, toàn huyện mới có hơn 30 hộ đưa nguyên liệu vào sản xuất nấm, trong đó 20 hộ sản xuất nấm sò, 12 hộ sản xuất nấm rơm. Các xã có số hộ sản xuất nấm nhiều gồm: Đoàn Lập, Quang Phục, Bạch Đằng, Kiến Thiết.

Trong khi nông dân ở các tỉnh khác đang vất vả đối mặt với bệnh cây tiêu chết nhanh, chết chậm (CN - CC), thậm chí nhiều hộ gia đình phải bỏ cả vườn tiêu thì tại BR - VT, từ 3 năm trở lại đây người trồng tiêu đã tìm ra nguyên nhân và có giải pháp khắc phục bệnh này khá hiệu quả.

Từ đầu năm đến nay, nông dân trong huyện đã sử dụng 450 ha diện tích rơm để trồng nấm, tập trung tại các xã: Kế Thành, Kế An, Thới An Hội, Đại Hải, Ba Trinh... Tranh thủ thời gian nông nhàn, lấy công làm lời, nhiều hộ nông dân khấm khá nhờ trồng nấm rơm.

Trước thực trạng cà chua khu vực Đà Lạt, Lâm Đồng được mùa rớt giá, có thời điểm giá thu mua cà chua xuống thấp, giá bán ra không đủ để bà con nông dân trang trải chi phí thu hoạch, dẫn đến tình trạng trái cây chín rụng cả gốc, nông dân thua lỗ nặng, hệ thống siêu thị Big C tích cực hỗ trợ tiêu thụ 150 tấn cà chua, đồng thời, tìm giải pháp quảng bá, tăng đầu ra cho bà con nông dân Đà Lạt, Lâm Đồng.

Vụ lúa thu - đông, toàn tỉnh Trà Vinh xuống giống được 86.850ha, đạt 99,37% kế hoạch. Đến nay, nông dân đã thu hoạch được khoảng 10.558ha, tập trung ở huyện Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần, năng suất bình quân 5,32 tấn/ha, tăng 0,15 tấn/ha so với cùng kỳ.