Chuẩn bị chè giống thay thế chè bị chết do hạn

Những diện tích chè trên đất bằng bị chết nhiều hơn chè đồi do chịu nhiệt cao hơn từ mặt trời. Trong đó nhiều diện tích chè đang kinh doanh bị chết hẳn. Đây là tổn thất lớn đối với người dân sống bằng thu nhập cây chè bởi 1 ha chè bình quân thu nhập một tháng từ 9 -10 triệu đồng. Hiện bà con các xã đã nhổ bỏ gốc chè chết, cải tạo lại đất, đặc biệt là nhiều hộ nông dân Cẩm Sơn đã chuẩn bị các vườn chè giống mới để “ lấp đầy” các diện tích chè bị chết.
Đợt hạn vừa qua Cẩm Sơn đã bị thiệt hại gần 50 ha chè. Vượt lên khó khăn, nông dân thôn Cẩm Thắng, xã Cẩm Sơn đã ươm chè giống chuẩn bị phục vụ trồng lại cho diện tích chè bị chết của xã.
Vườn ươm chè giống của Chị Hiền ở thôn 1.5 Cẩm Sơn với 40 vạn bầu chè.
Theo ông Nguyễn Văn Thắng - Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Sơn thì ươm chè giống mất 10 tháng, khoảng tới tháng 2 mới có chè giống xuất bán. Với hơn 250 ha, cây chè là một trong những cây trồng chủ lực của xã Cẩm Sơn.
Có thể bạn quan tâm

Nghề nuôi tôm hùm lồng ở Phú Yên phát triển mạnh từ năm 2000 đến nay, tập trung chủ yếu ở TX Sông Cầu. Thế nhưng, thời gian qua, nghề nuôi tôm hùm bộc lộ nhiều hạn chế, không chỉ dịch bệnh thường xuyên hoành hành, mà thị trường tiêu thụ loại thủy sản này cũng bấp bênh.
Thời gian qua, thời tiết tương đối thuận lợi cho việc đánh bắt thủy sản, cùng với việc tiếp tục giải quyết kịp thời chính sách hỗ trợ cho ngư dân đánh bắt xa bờ đã khuyến khích ngư dân tiếp tục ra khơi bám biển.

Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hậu Giang kết hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Châu Thành tổ chức Lễ ra mắt mô hình tổ liên kết nuôi cá điêu hồng, ở ấp Phú Nhơn, xã Đông Phú.
Hơn 10 năm qua, khi người dân thử nghiệm thành công mô hình nuôi tôm càng xanh (TCX) theo hướng thâm canh trên đất lúa ở xã Nhị Mỹ, mô hình đã tạo “cú hích” cho quá trình phát triển kinh tế vùng đất này.

Từ đầu năm đến nay, thời tiết diễn biến phức tạp, mưa ẩm kéo dài, nắng nóng thất thường, nhiệt độ tăng cao đột biến so với mọi năm làm giảm sức đề kháng của đàn vật nuôi, thuận lợi cho các loại dịch bệnh phát sinh. Do chủ động các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nên đến thời điểm này đàn gia súc, gia cầm (GSGC) của tỉnh Nam Định vẫn được đảm bảo an toàn, chăn nuôi tiếp tục phát triển ổn định, góp phần tăng trưởng kinh tế ngành NN và PTNT.