Chuẩn bị cây giống trồng rừng mùa mưa

Hiện các đơn vị chủ rừng đang tiếp tục gieo ươm 2.854 nghìn cây giống và chăm sóc 2.259 nghìn cây gieo ươm trong tháng 3 và tháng 4. Lũy kế đến nay là 5.113 nghìn cây, đạt 146% kế hoạch. Cây phát triển tốt và đảm bảo được số lượng rừng trồng. Trong đó, cây giống gieo ươm chủ yếu là keo lai hom, keo lá liềm, phi lao và bạch đàn.
Ngược lại, đến thời điểm này đã vào giữa tháng 6/2015 nhưng thời tiết hạn hán vẫn còn kéo dài. Vì vậy công tác trồng rừng tại các địa phương vẫn chưa thể triển khai. Bà Trần Thị Khánh Trinh - Trưởng phòng Kế hoạch - Phát triển rừng (Chi cục Lâm nghiệp) cho biết: Do thời tiết nắng nóng kéo dài nên những diện tích rừng trồng năm 2014 có tỷ lệ sống thấp (50 - 60%), tỷ lệ sinh trưởng kém.
Thời điểm này năm ngoái, một số huyện phía Nam tỉnh như Đức Linh, Tánh Linh đã bắt đầu trồng rừng do có mưa sớm. Riêng năm nay hầu như chưa có địa phương nào xuống giống và đang chờ mưa.
Theo kế hoạch trồng rừng năm 2015, toàn tỉnh phấn đấu trồng 2.320 ha. Trong đó nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư 195 ha rừng phòng hộ và 500 ha rừng thay thế. Còn lại 1.625 ha rừng sản xuất do vốn tự có của các Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và dự án. So với năm ngoái, diện tích UBND tỉnh giao tăng khoảng 200 ha, vì có thêm kế hoạch trồng rừng thay thế. Đây là những diện tích thuộc dự án sử dụng đất có rừng bị chuyển mục đích sử dụng, buộc phải trồng rừng khác thay thế diện tích đã mất.
Đánh giá của Chi cục Lâm nghiệp Bình Thuận, từ đầu năm đến nay, chi cục đã tích cực đôn đốc các đơn vị trực thuộc, các Ban quản lý rừng phòng hộ, khu bảo tồn thiên nhiên và các công ty lâm nghiệp tích cực công tác chuẩn bị đất, cây giống triển khai trồng rừng khi vào mùa vụ.
Trong đó có các công trình giao khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi bảo vệ, xúc tiến tái sinh rừng, trồng và chăm sóc rừng trồng… Tuy vậy, kinh phí thực hiện cho chương trình giao khoán bảo vệ rừng trồng tự nhiên chưa được bổ sung nên gặp khó khăn trong quá trình thực hiện tại một số đơn vị.
Trong tháng 5/2015, Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Mao đã hoàn thành khâu thiết kế trồng rừng và đã được Chi cục Lâm nghiệp tổ chức thẩm định. Riêng các đơn vị còn lại đang lập hồ sơ thuyết minh thiết kế dự toán trồng rừng.
Chi cục Lâm nghiệp cho biết thêm, từ nay đến cuối năm, chi cục sẽ tiếp tục đôn đốc các đơn vị chủ rừng tiếp tục thực hiện kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng trong công tác gieo tạo, chăm sóc cây giống trồng rừng và trồng cây phân tán, lập hồ sơ thuyết minh thiết kế kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, thông qua việc áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật (KH-KT) vào sản xuất, nông dân thị xã Cai Lậy chủ động xử lý sầu riêng ra hoa nghịch vụ, khắc phục được tình trạng "được mùa, mất giá", góp phần nâng cao mức sống cho nhiều nông hộ.

Huyện Châu Thành A (Hậu Giang) có hơn 3.400ha vườn cây ăn trái đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhà vườn trong những năm qua. Đặc biệt, một số cây ăn trái bán trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới cũng được nhà vườn chăm sóc, vun vén cẩn thận, làm sao cho ra thị trường những trái ngon, đẹp và bán được giá cao.

Anh Lê Thành Huy - cán bộ khuyến nông xã cho biết, chuối mốc là một trong những loại cây trồng chủ lực của xã. Ngoài chất lượng thơm, ngọt, dẻo, chuối mốc Suối Cát khi chín có màu vàng sáng với lớp phấn trắng mốc bên ngoài, các nhánh đều nhau, trái to đều, chưng bàn thờ ngày Tết rất đẹp nên được người dân ưa chuộng.

Ông Dương Ánh Đông, Trưởng trạm Bảo vệ thực vật Tịnh Biên cũng xác nhận tình trạng xoài chết cây tại các vườn xoài thuộc khu vực đồi, núi. Đồng thời khuyến cáo, các chủ vườn cần chú ý theo dõi, chủ động phòng ngừa thích hợp để tránh thiệt hại, nhất là tăng cường giải pháp dinh dưỡng cho cây xoài; hạn chế xử lý kích thích ra hoa liên tục.

“Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) là huyện có lượng mưa rất ít, chỉ rộ 2 - 3 tháng một năm, độ ẩm trong không khí lại thấp, nước tưới cho thanh long chủ yếu từ nguồn nước ngầm, nên năm nào cũng vậy, cứ đến mùa hạn hán là nông dân chúng tôi lại đau đầu vì thiếu nước, mà cây trồng thiếu nước một mùa thì ba mùa vực chưa lại.