Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuẩn bị cây giống trồng rừng mùa mưa

Chuẩn bị cây giống trồng rừng mùa mưa
Ngày đăng: 17/06/2015

Hiện các đơn vị chủ rừng đang tiếp tục gieo ươm 2.854 nghìn cây giống và chăm sóc 2.259 nghìn cây gieo ươm trong tháng 3 và tháng 4. Lũy kế đến nay là 5.113 nghìn cây, đạt 146% kế hoạch. Cây phát triển tốt và đảm bảo được số lượng rừng trồng. Trong đó, cây giống gieo ươm chủ yếu là keo lai hom, keo lá liềm, phi lao và bạch đàn.

Ngược lại, đến thời điểm này đã vào giữa tháng 6/2015 nhưng thời tiết hạn hán vẫn còn kéo dài. Vì vậy công tác trồng rừng tại các địa phương vẫn chưa thể triển khai. Bà Trần Thị Khánh Trinh - Trưởng phòng Kế hoạch - Phát triển rừng (Chi cục Lâm nghiệp) cho biết: Do thời tiết nắng nóng kéo dài nên những diện tích rừng trồng năm 2014 có tỷ lệ sống thấp (50 - 60%), tỷ lệ sinh trưởng kém.

Thời điểm này năm ngoái, một số huyện phía Nam tỉnh như Đức Linh, Tánh Linh đã bắt đầu trồng rừng do có mưa sớm. Riêng năm nay hầu như chưa có địa phương nào xuống giống và đang chờ mưa. 

Theo kế hoạch trồng rừng năm 2015, toàn tỉnh phấn đấu trồng 2.320 ha. Trong đó nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư 195 ha rừng phòng hộ và 500 ha rừng thay thế. Còn lại 1.625 ha rừng sản xuất do vốn tự có của các Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và dự án. So với năm ngoái, diện tích UBND tỉnh giao tăng khoảng 200 ha, vì có thêm kế hoạch trồng rừng thay thế. Đây là những diện tích thuộc dự án sử dụng đất có rừng bị chuyển mục đích sử dụng, buộc phải trồng rừng khác thay thế diện tích đã mất.

Đánh giá của Chi cục Lâm nghiệp Bình Thuận, từ đầu năm đến nay, chi cục đã tích cực đôn đốc các đơn vị trực thuộc, các Ban quản lý rừng phòng hộ, khu bảo tồn thiên nhiên và các công ty lâm nghiệp tích cực công tác chuẩn bị đất, cây giống triển khai trồng rừng khi vào mùa vụ.

Trong đó có các công trình giao khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi bảo vệ, xúc tiến tái sinh rừng, trồng và chăm sóc rừng trồng… Tuy vậy, kinh phí thực hiện cho chương trình giao khoán bảo vệ rừng trồng tự nhiên chưa được bổ sung nên gặp khó khăn trong quá trình thực hiện tại một số đơn vị.

Trong tháng 5/2015, Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Mao đã hoàn thành khâu thiết kế trồng rừng và đã được Chi cục Lâm nghiệp tổ chức thẩm định. Riêng các đơn vị còn lại đang lập hồ  sơ thuyết minh thiết kế dự toán trồng rừng.

Chi cục Lâm nghiệp cho biết thêm, từ nay đến cuối năm, chi cục sẽ tiếp tục đôn đốc các đơn vị chủ rừng tiếp tục thực hiện kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng trong công tác gieo tạo, chăm sóc cây giống trồng rừng và trồng cây phân tán, lập hồ sơ thuyết minh thiết kế kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng.


Có thể bạn quan tâm

Bảo Vệ Nguồn Lợi Hải Sản Ven Bờ: Khi Cộng Đồng Vào Cuộc Bảo Vệ Nguồn Lợi Hải Sản Ven Bờ: Khi Cộng Đồng Vào Cuộc

Bảo vệ nguồn lợi hải sản ven bờ là một trong những hoạt động thiết thực thể hiện tình yêu biển đảo của ngư dân Quảng Nam. Mô hình “đồng quản lý vùng biển” là ví dụ sinh động.

17/03/2013
Hiệu Quả Từ Khai Thác Thủy Sản Ở Bạc Liêu Hiệu Quả Từ Khai Thác Thủy Sản Ở Bạc Liêu

Chỉ trong hơn 2 tháng đầu năm 2013, ngư dân tỉnh Bạc Liêu đã khai thác gần 20.000 tấn thủy sản các loại, trong đó tôm đạt gần 2.800 tấn, còn lại là các loại thủy sản khác như cá và mực. Hiện tại, dù giá thủy sản không tăng so với năm trước, nhưng hầu hết ngư dân đều có lãi sau mỗi chuyến biển vì đạt sản lượng. Cụ thể, đối với tàu lưới lãi từ 1 - 3 triệu đồng/ngày, nghề lưới cá chim lãi từ 12 - 17 triệu đồng/chuyến/5 - 6 ngày; nghề lưới tôm thẻ lãi 6 - 10 triệu đồng/chuyến; nghề lưới cá chét lãi từ 10 - 15 triệu đồng/chuyến/ 3 - 4 ngày… Riêng tàu đánh bắt xa bờ, lãi từ 100 triệu đến vài trăm triệu đồng/chuyến đi biển từ 1 - 3 tháng.

19/03/2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Ong Lấy Mật Ở Thạnh Tây (Tây Ninh) Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Ong Lấy Mật Ở Thạnh Tây (Tây Ninh)

Nghề nuôi ong lấy mật ở xã Thạnh Tây đã có từ khá lâu, tuy nhiên trước đây phần lớn là do Vườn quốc gia Gò Gò - Xa Mát tổ chức nuôi. Đến khoảng đầu năm 2013, khi VQG mở lớp đào tạo kỹ thuật và cung cấp con giống cho người dân ở xã Thạnh Tây thì nghề nuôi ong lấy mật mới được nông dân tiếp cận và phát triển. Tuy đây là một mô hình còn khá mới mẻ nhưng bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, giúp người dân nâng cao thu nhập.

19/03/2013
Tiếp Tục Phát Triển Nuôi Cá Điêu Hồng, Cá Rô Phi Tiếp Tục Phát Triển Nuôi Cá Điêu Hồng, Cá Rô Phi

Công ty cổ phần kinh doanh thủy hải sản Sài Gòn (APT Co.) cho biết, công ty đã ký hợp đồng đại lý độc quyền và tiêu thụ nhiều mặt hàng thủy sản với thương hiệu APT tại Hàn Quốc. Ngoài ra, công ty hiện đang sản xuất thêm nhiều mặt hàng thủy sản tinh chế như chả giò, chạo tôm, há cảo… và thủy hải sản khô như cá chỉ vàng, cá điêu hồng... để chào hàng vào thị trường EU, Nhật, Hàn Quốc… Đây là nhóm mặt hàng giá trị gia tăng đem lại hiệu quả cao.

22/03/2013
Cân Đối Diện Tích Nuôi Cá Tra Nguyên Liệu Và Cá Tra Giống Ở Cần Thơ Cân Đối Diện Tích Nuôi Cá Tra Nguyên Liệu Và Cá Tra Giống Ở Cần Thơ

Theo Chi cục Thủy sản TP Cần Thơ, từ đầu năm đến nay, diện tích thả nuôi cá tra của thành phố là 667 ha bằng 96% so với cùng kỳ năm 2012. Sản lượng thu hoạch 12.095 tấn, bằng 66% so với cùng kỳ, năng suất bình quân 212 tấn/ha. Trong tháng 1 và 2, giá cá tra nguyên liệu từ 19.500 – 20.000 đồng/kg, các hộ nuôi lỗ từ 3.500 – 4.000 đồng/kg. Sang đầu tháng 3, giá cá tra nguyên liệu đã tăng lên 22.500 – 23.000 đồng/kg, các hộ nuôi hòa vốn. Về tình hình sản xuất giống cá tra, sau thời gian phát triển nóng từ năm 2012, đến nay, diện tích ương cá tra giống chỉ bằng 56 % so với cùng kỳ năm 2012 tương đương 595 ha, với sản lượng ước đạt 128 triệu con. Nguyên nhân khiến diện tích ương nuôi cá tra giống giảm là do cung vượt cầu trong năm 2012 khiến tình hình tiêu thụ khó khăn. Hiện tại, giá cá tra giống loại 2 phân (2 cm) đã tăng nhẹ lên 25.000 đồng/kg nhưng nguồn thả nuôi còn thấp.

22/03/2013