Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chưa vào vụ hoa tết đã lo mất mùa

Chưa vào vụ hoa tết đã lo mất mùa
Ngày đăng: 04/11/2015

Nông dân An Nhơn đang hối hả chuẩn bị vụ hoa tết

Chị Hồ Thị Hoàng (52 tuổi, trú phường Bình Định, thị xã An Nhơn) đã có kinh nghiệm hơn 10 năm trồng hoa dịp tết.

“Năm nay gia đình tôi trồng hơn 1.000 chậu hoa cúc và phải bỏ ra gần 100 triệu đồng để chi phí cây giống, xây dựng vườn hoa.

Để cây phát triển tốt và hiệu quả, vợ chồng tôi phải lặn lội lên tận Đà Lạt để mua cây giống với giá 200 đồng/cây, rồi ươm vào chậu”- chị Hoàng cho hay.

Theo chị Hoàng, sau 4 tháng dày công chăm sóc thì 1 chậu nhỏ (ươm 50 cây) bán sỉ với giá 130.000 đồng, chậu lớn (chừng 400 cây) có giá gần 1 triệu đồng.

Tuy nhiên, để đạt được thành quả ấy, người trồng hoa phải ăn ngủ tại vườn và tỉ mỉ trong từng công đoạn trồng hoa.

Chị Hoàng chia sẻ: “Vào thời gian “nước rút” thì vườn hoa của gia đình tôi thuê gần 20 nhân công, bình quân khoảng 140.000 đồng/ngày công.

Để có hoa tốt, người trồng hoa phải kỹ từ khâu làm đất, tưới hoa, cắt đọt, bón phân, phòng sâu bệnh… cho đến canh ngày để hoa nở đúng”.

Chị Võ Thị Châu (làng hoa Vĩnh Liêm, phường Bình Định) nói: “Làm nghề này phải thường xuyên theo dõi thời tiết trên ti vi.

Vì việc chọn búp cái cho cây hoa rất quan trọng, phải đúng ngày và phù hợp với nhiệt độ.

Nếu thấy lạnh thì chọn búp sớm hơn, còn nắng nhiều thì nên chọn búp muộn, chăm chút từng tí một thì mới có thành quả được”.

Theo anh Trần Hữu Văn (55 tuổi, trú làng Kim Châu, An Nhơn), nỗi lo thường trực của người trồng hoa là thời tiết và sức mua của thị trường.

Nhiều năm trước, hoa sinh trưởng tốt thì sức mua rất yếu, khi hoa không đạt chất lượng thì sức mua mạnh nhưng giá lại thấp lè tè.

Anh Văn ngao ngán: “Hiện nay, thời tiết tại Bình Định chưa mưa nhiều, chắc chắn trong thời gian tới sẽ xuất hiện mưa dầm.

Lúc đó, người trồng hoa bón phân, thuốc thì cây chỉ “ăn” được chỉ chừng 50% nên rất khó phát triển.

Trong thời gian tới, người trồng hoa tụi tui rất lo vì thời tiết đang diễn biến thất thường, nếu mưa dầm thì coi như hỏng hết”.

Để hạn chế ảnh hưởng của thời tiết tới  vườn hoa, anh Văn đã chạy vạy vay mượn gần 40 triệu đồng để làm mái che kiên cố, kéo dây thắp sáng 100 bóng điện sẵn sàng ứng phó với những “tai họa” bất ngờ.

Ông Quách Hồng Dục - Phó Chủ tịch Hội Nông dân Bình Định, cho biết: Hiện nay, toàn tỉnh Bình Định có hơn 1.000 hộ nông dân đang hối hả trồng hoa vụ tết, tập trung tại các làng hoa thị xã An Nhơn, Phước Hòa (Tuy Phước)...


Có thể bạn quan tâm

Nhớ Mùa Cá Trước Nhớ Mùa Cá Trước

Từ cầu sông Ba(Gia Lai) nhìn về phía sông, những hòn đá cuội nằm phơi mình giữa dòng nước cạn đục. Đôi bờ, những cây bạch đàn ủ rũ, im lìm giữa tiết đông lất phất mưa bụi. Một lão ngư từng có tháng năm dài gắn mình với dòng sông huyền sử, nén tiếng thở dài: “Ôi nhớ những mùa cá trên sông vào những ngày giáp Tết…”.

13/02/2014
Biết Gìn Giữ, Rú Chẳng Phụ Công Người Biết Gìn Giữ, Rú Chẳng Phụ Công Người

Chúng tôi về các xã vùng cát huyện Phong Điền một ngày đầu năm mới 2014. Cái rét của ngày đầu năm, cũng không làm mất đi vẻ đẹp màu xanh của những chồi non và màu vàng rực của mai vàng, cúc pha lê, cúc 4 số và nhiều loại cây trồng khác trên các triền đồi rú cát.

13/02/2014
"Số Hóa" Đồng Ruộng

Tân Hiệp nằm vắt mình ngang qua hai vùng trọng điểm SX lúa là Tây sông Hậu và Tứ giác Long Xuyên của tỉnh Kiên Giang. Trên 36.000 ha đất lúa của huyện được dòng sông Cái Sắn từ thượng nguồn An Giang đổ về bồi đắp phù sa, ngọt hóa quanh năm.

13/02/2014
Du Xuân Trên Cung Đường... Cá Ngựa Du Xuân Trên Cung Đường... Cá Ngựa

Trên con đường xuyên Việt ở phía nam đèo Cù Mông có cung đoạn mười lăm cây số quanh co uốn lượn bên đầm Cù Mông, TX Sông Cầu (Phú Yên), với những cảnh quan thơ mộng hữu tình.

13/02/2014
Giữ Lấy Món Quà Của Biển Giữ Lấy Món Quà Của Biển

Các vùng biển nước ta có nhiều san hô như Hải Vân - Sơn Trà (Đà Nẵng), quần đảo Trường Sa, đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), Hà Tiên, Cù Lao Chàm, vịnh Nha Trang, Ninh Hải, Cà Ná…

13/02/2014