Chưa thể bỏ điều kiện xuất khẩu gạo

Nhiều chuyên gia kiến nghị cần bãi bỏ quy định về xuất khẩu gạo. Liên quan đến vấn đề này, đại diện Bộ Công Thương cho biết, chưa thể bãi bỏ quy định về điều kiện kinh doanh xuất khẩu (XK) gạo...
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, hiện cả nước có 135 thương nhân đang được phép kinh doanh XK gạo. Trong khi thời kỳ nhiều nhất cả nước có tới 300-400 DN kinh doanh XK gạo nhưng không hiệu quả. Khối lượng gạo XK cũng chỉ khoảng 5-7 triệu tấn nhưng giá gạo XK liên tục giảm. “Lúc đó nảy sinh rất nhiều bất cập, đó là tình trạng tranh mua, tranh bán.
Nhiều DN không gắn vùng nguyên liệu, dẫn đến gạo XK 5-7 triệu tấn nhưng giữ giá thấp, hiệu quả XK gạo chung là không có. Vì vậy, Chính phủ mới có Nghị định 109, đưa ra những điều kiện về kho bãi, năng lực xay xát, XK để giảm số lượng DN XK gạo xuống”-Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết.
Ông Tuấn Anh cũng khẳng định: Điều kiện kinh doanh XK gạo không “siết” hay gây khó DN mà là đảm bảo quy mô XK, đảm bảo lợi ích nông dân.
Hơn 100 DN đủ điều kiện kinh doanh XK gạo hiện nay đã được sàng lọc giữa địa phương và ổn định thời gian qua. “Mở rộng quy mô DN XK gạo không phải là giải pháp gỡ khó cho XK gạo của ta lúc này. Vấn đề là cần tổ chức XK gạo như thế nào cho tốt. Chúng ta cần DN XK gạo tốt chứ không cần nhiều DN XK gạo”-Thứ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.
Thứ trưởng Bộ Công Thương cũng cho rằng, nguyên nhân XK gạo khó khăn là do nguồn cung trên thế giới tăng lên nhanh, các nước tham gia XK cũng nhiều hơn và nguồn gạo dự trữ XK tăng dẫn tới sự cạnh tranh mạnh mẽ. Sự cạnh tranh này không chỉ ở các thị trường thương mại như Trung Quốc, châu Phi, Trung Đông mà còn diễn ra ở các thị trường tập trung như Indonesia, Philippines.
Để tháo gỡ khó khăn về thị trường cho XK gạo, ông Tuấn Anh cho biết sẽ cùng Bộ NNPTNT, VFA và các đơn vị liên quan rà soát phân tích tình hình XK gạo tại các thị trường, xác định rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan, điểm yếu, hạn chế để có những biện pháp đẩy mạnh XK gạo phù hợp nhằm phát triển thị trường XK gạo.
Có thể bạn quan tâm

"Vải Quang, húng Láng, ngổ Đầm/Cá rô đầm Sét, sâm cầm hồ Tây”. Một trong các loài đặc sản đất Kinh kỳ đang đứng trước nguy cơ trở thành dĩ vãng bởi quá trình đô thị hóa.

Song song với phát triển diện tích chuyên canh mít Thái siêu sớm, hoạt động sản xuất cây giống đã được nhiều nông dân ở huyện Cai Lậy (Tiền Giang) phát triển, đem lại nguồn thu nhập đáng kể.

Lần đầu tiên, Bộ NNPTNT đã tổ chức lấy ý kiến tham vấn của quốc tế về Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp” vào ngày hôm qua (6.4). Nhiều ý kiến đã cho rằng, người nông dân cần phải được hưởng lợi ích nhiều hơn từ chính sách tái cơ cấu lần này.

Ngày 12/1/2012, Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Trạm BVTV huyện Định Hóa và Ủy ban nhân dân xã Tân Dương tổ chức hội nghị tổng kết mô hình “Trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu” vụ đông năm 2011. Đến dự hội nghị có trên 60 bà con nông dân trong huyện và cán bộ nông nghiệp trong tỉnh.

Đón đầu xu thế, hàng loạt cú bắt tay giữa Doanh nghiệp - Nhà khoa học - Nông dân với Chính quyền các tỉnh có diện tích cà phê lớn từ vài vạn hecta trở lên đã triển khai những dự án nâng cao giá trị cà phê hiệu quả, bằng những cách làm mới.