Chưa thể bỏ điều kiện xuất khẩu gạo

Nhiều chuyên gia kiến nghị cần bãi bỏ quy định về xuất khẩu gạo. Liên quan đến vấn đề này, đại diện Bộ Công Thương cho biết, chưa thể bãi bỏ quy định về điều kiện kinh doanh xuất khẩu (XK) gạo...
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, hiện cả nước có 135 thương nhân đang được phép kinh doanh XK gạo. Trong khi thời kỳ nhiều nhất cả nước có tới 300-400 DN kinh doanh XK gạo nhưng không hiệu quả. Khối lượng gạo XK cũng chỉ khoảng 5-7 triệu tấn nhưng giá gạo XK liên tục giảm. “Lúc đó nảy sinh rất nhiều bất cập, đó là tình trạng tranh mua, tranh bán.
Nhiều DN không gắn vùng nguyên liệu, dẫn đến gạo XK 5-7 triệu tấn nhưng giữ giá thấp, hiệu quả XK gạo chung là không có. Vì vậy, Chính phủ mới có Nghị định 109, đưa ra những điều kiện về kho bãi, năng lực xay xát, XK để giảm số lượng DN XK gạo xuống”-Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết.
Ông Tuấn Anh cũng khẳng định: Điều kiện kinh doanh XK gạo không “siết” hay gây khó DN mà là đảm bảo quy mô XK, đảm bảo lợi ích nông dân.
Hơn 100 DN đủ điều kiện kinh doanh XK gạo hiện nay đã được sàng lọc giữa địa phương và ổn định thời gian qua. “Mở rộng quy mô DN XK gạo không phải là giải pháp gỡ khó cho XK gạo của ta lúc này. Vấn đề là cần tổ chức XK gạo như thế nào cho tốt. Chúng ta cần DN XK gạo tốt chứ không cần nhiều DN XK gạo”-Thứ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.
Thứ trưởng Bộ Công Thương cũng cho rằng, nguyên nhân XK gạo khó khăn là do nguồn cung trên thế giới tăng lên nhanh, các nước tham gia XK cũng nhiều hơn và nguồn gạo dự trữ XK tăng dẫn tới sự cạnh tranh mạnh mẽ. Sự cạnh tranh này không chỉ ở các thị trường thương mại như Trung Quốc, châu Phi, Trung Đông mà còn diễn ra ở các thị trường tập trung như Indonesia, Philippines.
Để tháo gỡ khó khăn về thị trường cho XK gạo, ông Tuấn Anh cho biết sẽ cùng Bộ NNPTNT, VFA và các đơn vị liên quan rà soát phân tích tình hình XK gạo tại các thị trường, xác định rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan, điểm yếu, hạn chế để có những biện pháp đẩy mạnh XK gạo phù hợp nhằm phát triển thị trường XK gạo.
Có thể bạn quan tâm

Đó là mô hình trồng bơ sáp xen trong vườn cà phê của gia đình anh Trịnh Xuân Mười ở xã Hoà Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Đây cũng là một trong những điểm tham quan, học tập kinh nghiệm của bà con nông dân trong, ngoài tỉnh và đã được Viện Khoa học Kỹ thuật nông- lâm nghiệp Tây Nguyên chọn nhân rộng ra khắp các nông hộ sản xuất, kinh doanh cà phê ở Tây Nguyên.

Được sự giới thiệu của bà con trong thôn, chúng tôi đến thăm gia đình nhà anh Nguyễn Huy Tâm ở thôn 3, xã Văn Phú, thành phố Yên Bái, một nông dân làm kinh tế giỏi với nghề chính là chăn nuôi lợn.

Theo báo cáo sơ bộ từ Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, mưa to kéo dài suốt một tuần qua đã làm cho nhiều ao đầm nuôi tôm, cá của người dân bị ngập, tôm, cá tràn ra ngoài. Nhiều hộ dân đã bị mất trắng từ đầu vụ nuôi.

Tổng Công ty CP Bia - rượu - nước giải khát Sài Gòn (SABECO) vừa tổ chức trao tặng biểu trưng hỗ trợ ngư dân bám biển cho hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi với số tiền 12 tỷ đồng (mỗi tỉnh 6 tỷ đồng). Số tiền này sẽ được đầu tư trang bị tàu đánh cá mới để ngư dân có công cụ vươn khơi bám biển.

Sau khi Công an Hà Nội bắt giữ vụ giống lúa BC15 của Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình (TSC) bị làm giả, lãnh đạo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) và đại diện doanh nghiệp khẳng định, việc giống giả không liên quan đến lúa BC15 lép ở một số tỉnh.