Chưa Phát Hiện Tưới Rau Muống Bằng Nhớt

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM chưa phát hiện hộ nông dân nào dùng nhớt tưới cho rau muống nước trước thông tin đăng trên báo chí cũng như dư luận người tiêu dùng đồn thổi trong thời gian qua.
Ông Lê Minh Dũng, Phó giám đốc sở cho biết Chi cục Bảo vệ thực vật TPHCM, một cơ quan thuộc sở, trong tháng 7 qua đã phối hợp với chính quyền các quận, huyện, phường xã tổ chức 3 đoàn kiểm tại huyện Củ Chi, Hóc Môn, quận 12 và Thủ Đức nhưng chưa phát hiện nông dân dùng nhớt tưới cho rau muống.
Trong công văn gửi UBND TPHCM để báo cáo vụ việc ngày 13-8, sở này cho rằng việc sử dụng dầu nhớt tưới cho rau muống có thể làm thối gốc, gây ra hư hại cho rau muống.
Một kỹ sư trồng trọt nói với TBKTSG Online rằng nếu tưới dầu nhớt cho rau muống nước thì có thể gây hư hại cho rau của chính người nông dân như sở đã nói, còn tưới cho rau muống trồng cạn thì càng thiệt hại nặng hơn cho nhà nông, do rau thúi gốc, vàng lá, chết nhanh.
Song hành với kiểm tra dầu nhớt trong trồng rau muống, cơ quan chức năng cũng lấy 14 mẫu rau muống nước để kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhưng chưa phát hiện trường hợp nào vượt ngưỡng cho phép hay dùng thuốc cấm.
Toàn thành phố hiện nay có 647 héc ta trồng rau muống nước với khoảng 1.000 hộ trồng với diện tích gieo trồng 4.530 héc ta, năng suất 20 tấn/lứa/héc ta, cho sản lượng khoảng 90.600 tấn/năm.
Trong 6 tháng đầu năm nay, cơ quan chuyên môn đã kiểm tra và hướng dẫn 200 hộ dân trồng rau muống, lấ`y 127 mẫu rau muống tại hộ nông dân và 10 mẫu tại các chợ đầu mối để kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhưng chưa phát hiện trường hợp nào vượt ngưỡng cho phép.
Thông tin nông dân trồng rau muống nước dùng dầu nhớt để tưới cho rau xanh tốt, mượt mà đã xuất hiện trong vài năm qua.
Có thể bạn quan tâm

Sự kiện này đánh dấu quá trình đầu tư không ngừng của đại gia sữa này trong việc phát triển cơ sở hạ tầng đáp ứng chuẩn quốc tế cho hệ thống chuồng trại, xử lý nước thải, làm mát, ép phân tự động, thức ăn chăn nuôi cho bò sữa...

Tốt nghiệp Trung cấp Hàng Hải, sau 3 năm làm thủy thủ, Trần Bá Tuấn (27 tuổi) quyết định quay về quê hương xây dựng trang trại chăn, mang lại lợi nhuận 400-500 triệu đồng/năm.

Có thể thấy, trồng bắp thu trái non, có thời gian đầu tư ngắn, dễ chăm sóc và có thể trồng xen canh với các loại rau màu khác. Đặc biệt là kết hợp với chăn nuôi bò cho lợi nhuận kinh tế ổn định, rất phù hợp cho bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giúp nông dân cải thiện đời sống nông thôn trên cùng diện tích đất.

Vụ ép này, BISUCO có kế hoạch thu mua 400 ngàn tấn mía nguyên liệu, trong đó thu mua 53 ngàn tấn mía nguyên liệu trong tỉnh với giá 900.000 đồng/tấn mía 10 chữ đường (mua tại ruộng). Nếu nông dân bán mía tại nhà máy, BISUCO sẽ hoàn trả chi phí vận chuyển mía cho nông dân.

Ông Phan Mười Ba, ấp Giá Ngự, xã Ðông Hưng được biết đến là người xây dựng thành công mô hình đa cây, đa con nhiều năm nay. Vốn là một lão nông chăm chỉ, gắn bó lâu năm với ruộng vườn nên từ khi chuyển dịch cơ cấu sản xuất, ông Mười Ba đã khoanh ngọt diện tích đất gần 7.000 m2 để thoả mãn niềm vui trồng rau, nuôi cá.