Chưa Phát Hiện Tưới Rau Muống Bằng Nhớt

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM chưa phát hiện hộ nông dân nào dùng nhớt tưới cho rau muống nước trước thông tin đăng trên báo chí cũng như dư luận người tiêu dùng đồn thổi trong thời gian qua.
Ông Lê Minh Dũng, Phó giám đốc sở cho biết Chi cục Bảo vệ thực vật TPHCM, một cơ quan thuộc sở, trong tháng 7 qua đã phối hợp với chính quyền các quận, huyện, phường xã tổ chức 3 đoàn kiểm tại huyện Củ Chi, Hóc Môn, quận 12 và Thủ Đức nhưng chưa phát hiện nông dân dùng nhớt tưới cho rau muống.
Trong công văn gửi UBND TPHCM để báo cáo vụ việc ngày 13-8, sở này cho rằng việc sử dụng dầu nhớt tưới cho rau muống có thể làm thối gốc, gây ra hư hại cho rau muống.
Một kỹ sư trồng trọt nói với TBKTSG Online rằng nếu tưới dầu nhớt cho rau muống nước thì có thể gây hư hại cho rau của chính người nông dân như sở đã nói, còn tưới cho rau muống trồng cạn thì càng thiệt hại nặng hơn cho nhà nông, do rau thúi gốc, vàng lá, chết nhanh.
Song hành với kiểm tra dầu nhớt trong trồng rau muống, cơ quan chức năng cũng lấy 14 mẫu rau muống nước để kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhưng chưa phát hiện trường hợp nào vượt ngưỡng cho phép hay dùng thuốc cấm.
Toàn thành phố hiện nay có 647 héc ta trồng rau muống nước với khoảng 1.000 hộ trồng với diện tích gieo trồng 4.530 héc ta, năng suất 20 tấn/lứa/héc ta, cho sản lượng khoảng 90.600 tấn/năm.
Trong 6 tháng đầu năm nay, cơ quan chuyên môn đã kiểm tra và hướng dẫn 200 hộ dân trồng rau muống, lấ`y 127 mẫu rau muống tại hộ nông dân và 10 mẫu tại các chợ đầu mối để kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhưng chưa phát hiện trường hợp nào vượt ngưỡng cho phép.
Thông tin nông dân trồng rau muống nước dùng dầu nhớt để tưới cho rau xanh tốt, mượt mà đã xuất hiện trong vài năm qua.
Có thể bạn quan tâm

Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh vừa phối hợp với Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất miền Trung tổ chức hội thảo cuối vụ mô hình trồng bắp trên đất lúa chuyển đổi. Mô hình được thực hiện tại thôn An Chiểu, xã Ân Phong, huyện Hoài Ân với diện tích 3 ha, có 35 hộ nông dân tham gia sử dụng giống bắp lai Cp333 gieo trồng trên ruộng của mô hình và ruộng đối chứng trên cùng chân đất.

Cây điều vốn được coi là cây “xóa đói, giảm nghèo” của người dân Vĩnh Thạnh. Nhờ trồng điều mà không ít hộ, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số vượt qua đói nghèo, vươn lên khá giả. Gia đình ông Nguyễn Văn Nghinh, ở thôn Vĩnh Thọ, xã Vĩnh Hiệp là một trong những hộ khá lên nhờ trồng điều với mức thu nhập mỗi năm khoảng 150 triệu đồng.

Nếu không có biện pháp ứng phó thích hợp với biến đổi khí hậu, trong tương lai không xa, có không ít doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng thu hẹp sản xuất, thậm chí bị phá sản vì thiếu nguyên liệu phục vụ sản xuất.

Vĩnh Sơn là xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc Bana thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Vĩnh Thạnh, đời sống của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhờ đẩy mạnh nhiều giải pháp phát triển KT-XH, đặc biệt Ðảng ủy xã xác định công tác phát triển Ðảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm nên bộ mặt nông thôn địa phương bước đầu đã có sự chuyển biến.

Theo đánh giá của các ngành chức năng, chăn nuôi là một trong những ngành sẽ bị tổn thương nhiều nhất trong quá trình hội nhập, đặc biệt là những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Vì vậy, để họ không bị “chìm” trong “cơn bão” này, rất cần có những chính sách hỗ trợ cụ thể và đủ mạnh.