Chưa cấp phép nhập khẩu thanh mai từ Trung Quốc

Theo Cục BVTV, qua kiểm tra tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc, hiện Cục chưa cấp phép nhập khẩu lô quả thanh mai nào từ Trung Quốc.
Về thông tin dòi trên quả thanh mai, Cục BVTV cho rằng, đó là điều bình thường trong tự nhiên; giống như dòi thi thoảng thấy trên quả ổi, thị, xoài, na, cam quýt. Trên quả nhãn, quả vải thỉnh thoảng cũng thấy sâu đục cuống trông khá giống dòi…
“Không có gì phải lo ngại đối với thông tin về phát hiện dòi trên quả thanh mai hay các loại quả tươi khác”- đại diện Cục BVTV cho biết.
Theo Cục BVTV, cây thanh mai mọc hoang nhiều nơi tại Việt Nam, nhất là ở Lâm Đồng (núi Langbiang) và các tỉnh từ Quảng Trị trở ra Bắc (Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ninh, Lào Cai...). Cây này còn phân bố ở Ấn Độ, Nepal, phía Nam Trung Quốc, Lào, Nhật Bản. Người dân thường thu hái các bộ phận của cây quanh năm về để ăn và làm thuốc.
Quả thanh mai thường chín vào khoảng tháng 4 đến tháng 6 hàng năm. Loại quả này được sử dụng nhiều vào mùa hè như một thứ quả giải khát, được xem có dược tính do chứa vị chua ngọt, thơm, có tác dụng bổ phổi và giảm đau dạ dày.
Có thể bạn quan tâm

Vừa nhanh tay cắt những trái cam đầu mùa bắt đầu chín, anh Nguyễn Đức Huy ở khu 4, thị trấn Cao Phong phấn khởi: "Gia đình tôi có 6 ha cam, trong đó 2 ha đang cho thu hoạch. Năm ngoái sau khi trừ chi phí, gia đình thu về trên 1,2 tỷ đồng.

Hiện nay, tại Hải Minh trong thuộc tổ 46, KV 9, phường Hải Cảng, TP. Quy Nhơn (Bình Định) có 80 hộ nuôi cá lồng biển tại vùng biển đầm Thị Nại, với khoảng 720 lồng nuôi đã an tâm và phấn khởi nhờ cá hồng giống - đối tượng nuôi chủ lực, đã hết khan hiếm và giá thấp.

Ngày 27/10, tại TP.HCM, hội nghị hồ tiêu quốc tế lần thứ 42 (diễn ra từ ngày 27 – 30/10) đã khai mạc với sự tham dự của 250 đại biểu đến từ hàng chục quốc gia trên thế giới.

Chiều 27/10, ông Lê Hữu Lộc, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết, ông cùng đoàn công tác của tỉnh gồm nhiều cán bộ trong ngành thủy sản vừa kết thúc chuyến công tác tại tỉnh Okinawa với những kết quả vô cùng phấn khởi.

Theo đó, KRC sẽ chịu trách nhiệm thúc đẩy nguồn viện trợ thông qua hình thức vốn để đầu tư cho tỉnh Đồng Tháp xây dựng cánh đồng liên kết với quy mô dự kiến là 20.000 ha, nhằm sản xuất lúa gạo, trong đó bao gồm cả vấn đề chỉnh trang đồng ruộng, cơ giới hóa và xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo giữa doanh nghiệp Hàn Quốc và doanh nghiệp của tỉnh Đồng Tháp.