Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cam Đầu Mùa Được Giá

Cam Đầu Mùa Được Giá
Ngày đăng: 28/10/2014

Những năm gần đây, cây cam đã mang lại nguồn thu lớn, góp phần nâng cao đời sống của người dân huyện Cao Phong (Hòa Bình).

Năm nay, từ trung tuần tháng 10, khi những cây cam lòng vàng (CS1) cho thu hoạch rộ, thương lái đã thu mua với giá cao hơn mọi năm, hứa hẹn thêm một “mùa vàng” đang đến với đồng bào các dân tộc nơi đây…

Vừa nhanh tay cắt những trái cam đầu mùa bắt đầu chín, anh Nguyễn Đức Huy ở khu 4, thị trấn Cao Phong phấn khởi: "Gia đình tôi có 6 ha cam, trong đó 2 ha đang cho thu hoạch. Năm ngoái sau khi trừ chi phí, gia đình thu về trên 1,2 tỷ đồng.

Năm nay, giá cam đầu mùa tăng, thương lái xem cam và trả giá 24.000đ/kg tại vườn nên tôi đã làm hợp đồng bán ngay từ đầu vụ". Cũng theo anh Huy, so với năm trước, cam lòng vàng năm nay được mùa hơn các giống cam khác như cam Canh, cam Xã Đoài, Cam V2…

Nằm sát với khu đồi cam của gia đình anh Huy là vườn cam của ông Nguyễn Văn Tiến, tiểu khu 5, thị trấn Cao Phong. Với 5 ha cam, trong đó 2,5 ha đã cho thu hoạch rộ, vườn cam của gia đình ông Tiến năm nay sai quả hơn hẳn mọi năm. Khác với anh Huy, ông Tiến chưa muốn bán vì theo kinh nghiệm nhiều năm trồng cam, ông hy vọng giá cam năm nay có nhiều khả năng vẫn còn tiếp tục tăng thêm.

Theo quan sát của chúng tôi, dọc theo hai bên đường Quốc lộ 6 đoạn qua thị trấn Cao Phong, cam đầu mùa đã được bày bán khá nhiều. Qua tìm hiểu, năm 2013, thu nhập từ cây cam đã có những đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của Cao Phong với 50 hộ có thu nhập trên 1 tỷ đồng, hơn 200 hộ có thu nhập trên 500 triệu đồng… Đến nay, diện tích cam các loại của huyện Cao Phong đã lên tới trên 1.200 ha, dự tính sản lượng ước đạt 16.500 tấn…


Có thể bạn quan tâm

Anh Phú Quốc Thắng Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Heo Rừng Anh Phú Quốc Thắng Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Heo Rừng

Anh Phú Quốc Thắng (30 tuổi, ở thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, Ninh Phước, Ninh Thuận) được biết đến như một thanh niên ham học hỏi, tìm tòi và sáng tạo trong phát triển kinh tế với mô hình chăn nuôi heo rừng.

26/05/2014
Nông Dân Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) Không Mặn Mà Với Cây Mía Nông Dân Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) Không Mặn Mà Với Cây Mía

Cây mía một thời được xem là cây công nghiệp chủ lực của huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi). Tuy nhiên, sau một thời gian chịu cảnh mía “đắng”, nhiều nông dân đã phá bỏ cây mía, chuyển sang trồng mì, bắp, lúa và một số cây hoa màu khác.

26/05/2014
Ông Văn Công Sỹ Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Gà Nòi Giống Ông Văn Công Sỹ Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Gà Nòi Giống

Nhằm tạo điều kiện để hội viên nông dân trên địa bàn thị trấn Trần Văn Thời phát triển kinh tế gia đình, xoá đói giảm nghèo, trong những năm qua, bên cạnh xây dựng những mô hình hùn vốn nội lực trong hội viên đem lại hiệu quả cao, nông dân còn mạnh dạn áp dụng các mô hình sản xuất phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao.

26/05/2014
Đắng Lòng... Nợ Lãi Ngân Hàng Đắng Lòng... Nợ Lãi Ngân Hàng

“Với nhiều nông dân, muốn phát triển kinh tế thì phải vay vốn ngân hàng. Mà vay vốn ngân hàng thì phải thế chấp tài sản, đó là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất .

26/05/2014
Sản Xxuất Thử Nghiệm Một Số Cây Trồng, Vật Nuôi Ở Quần Đảo Trường Sa Sản Xxuất Thử Nghiệm Một Số Cây Trồng, Vật Nuôi Ở Quần Đảo Trường Sa

Dự án “Sản xuất thử nghiệm một số cây trồng, vật nuôi ở quần đảo Trường Sa” được triển khai với 2 hạng mục chính là xây nhà kính trồng rau và nuôi thử nghiệm một số giống gia súc, gia cầm.

26/05/2014