Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chú trọng vai trò các HTX sản xuất nông, lâm nghiệp ở Quang Bình

Chú trọng vai trò các HTX sản xuất nông, lâm nghiệp ở Quang Bình
Ngày đăng: 12/05/2015

Đến nay, trên địa bàn huyện có 3 HTX dịch vụ nông nghiệp gồm: HTX Thống Nhất sản xuất cung ứng cây giống, HTX Trung Thành dịch vụ nông nghiệp và HTX Chúc Thanh dịch vụ cây, con giống; 11 HTX chế biến nông, lâm sản; tiêu biểu như HTX Xuân Mai, Cao Nguyên. Ngoài ra, còn 29 HTX hoạt động trong các lĩnh vực khác.

Để các HTX nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động; huyện Quang Bình đã thống kê, rà soát số lượng HTX hiện có trên địa bàn để kiện toàn, củng cố lại theo Luật HTX năm 2012. Đồng thời phối hợp vận động liên doanh, liên kết sản xuất giữa các HTX với nhau và với các thành phần kinh tế khác để mở rộng đầu tư, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Nhìn chung, tình hình sản xuất kinh doanh của các HTX ổn định và có hiệu quả. Ban quản trị HTX năng động, sang tạo, nắm bắt nhanh chóng nhu cầu của thị trường, đảm bảo đầu ra tiêu thụ sản phẩm, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho xã viên. Thu nhập bình quân đầu người của huyện Quang Bình năm 2014 đạt trên 16 triệu đồng/người/năm, lương thực bình quân đầu người đạt trên 600 kg/người/năm.

HTX Thống Nhất (thôn Nà Tho, xã Tân Bắc) là một điển hình trong sản xuất  nông, lâm nghiệp. Nhiệm vụ chính của HTX là sản xuất, cung ứng cây giống. Bắt đầu hoạt động từ năm 2004 đến nay, trung bình mỗi năm HTX đưa ra thị trường từ 100 – 200 vạn cây giống các loại: chè shan tuyết, keo, mỡ, bồ đề, quế, trám lùn, cam ghép,...

Ông Nguyễn Đình Trá, Chủ nhiệm HTX Thống Nhất cho biết: “Trước kia, tôi là công nhân lâm nghiệp, tích lũy được một số kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây giống. Do thấy nhu cầu đòi hỏi về cây giống nông, lâm nghiệp của địa phương, đáp ứng yêu cầu phủ xanh đất trống, đồi núi trọc; đồng thời, tạo nguồn nguyên liệu tập trung cho các HTX, xưởng chế biến chè, ván ép, gỗ tiêu dùng và tạo việc làm cho người lao động tại địa phương, nên tôi đã mạnh dạn đứng ra thành lập HTX này. Cây giống của HTX luôn đảm bảo uy tín, chất lượng, đã tạo được sự tin tưởng trong bà con nhân dân, nguồn ra là các HTX, phân xưởng chế biến gỗ, chè nên bà con không lo thiếu nguồn tiêu thụ.

Không chỉ cung cấp cây giống cho bà con nhân dân trong xã, các dự án của huyện, mà HTX còn nhận được nhiều đơn đặt hàng từ khắp các huyện trong tỉnh như: Bắc Quang, Xín Mần,.. và các tỉnh khác như Quảng Ninh, Lào Cai”. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, tổng thu nhập của HTX Thống Nhất đạt trên 1 tỷ đồng/ năm, đảm bảo việc là cho hơn 10 công nhân thường xuyên và 40 công nhân thời vụ (3 – 4 tháng cuối năm) với mức lương trung bình 3 triệu đồng/người/ tháng. Hiện tại, vườn ươm của HTX đang tập trung trồng 13 vạn cây cam ghép tiêu chuẩn VietGap theo dự án cam sạch của huyện Quang Bình năm 2015, dự kiến nếu thành công thì thu nhập năm nay của HTX sẽ gấp 3, 4 lần (khoảng từ 3 – 4 tỷ đồng).

Anh Tăng Trung In, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục chỉ đạo, hỗ trợ vay vốn và giải quyết những vướng mắc trong quá trình hoạt động của các HTX, đặc biệt là các HTX sản xuất nông, lâm nghiệp. Đồng thời UBND huyện đang chỉ đạo triển khai một số chương trình, dự án trồng rừng, trồng cam ghép tạo thương hiệu cam Quang Bình và trồng chè theo hướng VietGap tại xã Xuân Minh, sản xuất chè hữu cơ ở xã Tiên Nguyên”.

Đến Quang Bình hôm nay, trải rộng trước mắt tôi là những đồng lúa, nương ngô xanh, xen lẫn những ngôi nhà khang trang, hiện đại, đời sống của người dân nơi đây đang thay da đổi thịt từng ngày nhờ phong trào phát triển các loại hình HTX sản xuất nông, lâm nghiệp.


Có thể bạn quan tâm

Lỗ hổng quy hoạch nông sản Lỗ hổng quy hoạch nông sản

Thời gian qua, các mặt hàng nông sản liên tục rớt giá. Điều đáng nói khi được mùa cũng rớt giá, mất mùa cũng rớt.

09/06/2015
Sông Bình thí điểm mô hình xoài Đài Loan đỏ Sông Bình thí điểm mô hình xoài Đài Loan đỏ

Mạnh dạn chuyển đổi giống cây trồng mới, tìm hướng phát triển kinh tế cho riêng mình, đó là cách nghĩ và áp dụng của một số hộ dân tại xã Sông Bình, huyện Bắc Bình. Trong đó mô hình trồng xoài Đài Loan đỏ của gia đình ông Phạm Quốc Vinh là một điển hình, có nhiều triển vọng.

09/06/2015
Ý tưởng về mô hình cộng đồng quản lý đốm nâu Ý tưởng về mô hình cộng đồng quản lý đốm nâu

Năm 2014, bệnh đốm nâu trên cây thanh long đã gây thiệt hại cho người trồng các địa phương ở mức đáng báo động. Diện tích bị nhiễm bệnh đốm nâu cao nhất vào tháng 8 - 9/2014 lên đến 12.870 ha, chiếm 53,1% diện tích thanh long toàn tỉnh.

09/06/2015
Tăng cường biện pháp phòng ngừa thanh long nhiễm bệnh đốm nâu Tăng cường biện pháp phòng ngừa thanh long nhiễm bệnh đốm nâu

“Các địa phương tăng cường biện pháp kỹ thuật vệ sinh đồng loạt đối với các vườn thanh long bị nhiễm bệnh đốm nâu, khu vực lân cận, như thu gom cành rơi vãi, chặt tỉa cành bệnh, ủ bằng chế phẩm sinh học BIO-ADB tiêu diệt bào tử nấm; đồng thời sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, bón phân cân đối đảm bảo phòng, trừ bệnh đốm nâu đạt hiệu quả cao. Sở Nông nghiệp & PTNT phổ biến kịp thời các thông tin mới, ý kiến cơ quan khoa học về cách phòng ngừa bệnh này cho người trồng thanh long thực hiện”.

09/06/2015
Hàng nghìn tấn vải thiều Hải Dương được tiêu thụ tại Hà Nội Hàng nghìn tấn vải thiều Hải Dương được tiêu thụ tại Hà Nội

Bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, 2.000 tấn vải đã được ký kết để đưa vào Hapro; 1.000 tấn được đưa vào Coop mart, 100 tấn/tháng vào Big C, 200 tấn/tháng vào siêu thị Fivimart và Hiway…

09/06/2015