Chú Trọng Phát Triển Nông Nghiệp Công Nghệ Cao

Để tiếp tục sản xuất, kinh doanh hiệu quả trong điều kiện đô thị hóa nhanh, diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, nhiều nông dân trong tỉnh đã chuyển hướng sang làm nông nghiệp đô thị (NNĐT), nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC)…
Đầu tư cho nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao để ngành nông nghiệp phát triển bền vững. Trong ảnh: Ông Đoàn Thái Sơn, phường Chánh Nghĩa, TP.Thủ Dầu Một bên mô hình trồng lan của mình Ảnh: N.TRẦN
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc phát triển NNĐT, NNCNC còn là hướng đi nhằm giảm thiểu chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế, cũng như bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) đối với sản phẩm nông nghiệp khi đến tay người tiêu dùng.
Trong những năm qua, Bình Dương luôn chú trọng phát triển các mô hình NNĐT, NNCNC. Trên địa bàn tỉnh hiện có nhiều trang trại, mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, đạt tiêu chuẩn về vệ sinh ATTP, đạt chuẩn Viet GAP giúp sản phẩm nông nghiệp đến với người tiêu dùng nhiều hơn. Tuy nhiên, kết quả và hiệu quả đạt được vẫn còn khiêm tốn.
Mới đây, đoàn cán bộ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các ban, ngành liên quan của tỉnh đã tổ chức tham quan, học tập mô hình hoạt động NNCNC tại TP.HCM nhằm đúc kết kinh nghiệm, tìm ra những giải pháp khảthi đểxây dựng, áp dụng vànhân rộng cho bàcon nông dân trong tỉnh.
Dự án khu NNCNC tại TP.HCM được thành lập năm 2004 với tổng diện tích 88,17 ha, vốn đầu tư 152 tỷ đồng. Mục tiêu của dự án nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, tạo ra mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng những công nghệ tiên tiến, hình thành các vùng sản xuất NNCNC. Qua đó tác động tích cực vào việc chuyển đổi nông nghiệp truyền thống sang nền nông nghiệp hiện đại, ứng dụng CNC vào sản xuất theo hướng hiệu quả, bền vững.
Dự án khu NNCNC tại TP.HCM còn thực hiện các hoạt động ứng dụng, thử nghiệm, trình diễn mô hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp, tư vấn chuyển giao công nghệ, nhân rộng mô hình, hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển nguồn nhân lực, kêu gọi đầu tư...
Dự án được chia thành nhiều phân khu như khu thí nghiệm và trưng bày sản phẩm, khu nhà kính, khu học tập và chuyển giao công nghệ, khu bảo quản chế biến, khu lâm sinh và cảnh quan… tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân đến tham quan, học tập kinh nghiệm.
Ông Nguyễn Tấn Bình, quyền Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chia sẻ: “Hiện nay việc nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp đang hết sức cần thiết. Qua chuyến tham quan và tìm hiểu mô hình ở TP.HCM, chúng tôi nhận thấy có nhiều vấn đề phù hợp với điều kiện nông nghiệp ở Bình Dương trong giai đoạn hiện nay.
Từ đúc kết một số kinh nghiệm của mô hình sản xuất NNCNC, chúng tôi sẽ tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các chế độ, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất NNCNC nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, phát triển nông nghiệp bền vững; đồng thời thu hút các doanh nghiệp đầu tư thực hiện các dự án NNĐT, NNCNC và chuyển giao những mô hình đạt hiệu quả cao”.
Để NNĐT, NNCNC phát triển ổn định, ngoài các chính sách của địa phương, các nhà chuyên môn cũng cho rằng cần chú trọng đến quy trình chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực biết ứng dụng NNCNC, cũng như khả năng lan tỏa của mô hình đến người dân…
Có thể bạn quan tâm

Tân Kỳ (Nghệ An) hiện có diện tích mía trên 7.800 ha, nằm ở hầu hết các xã. Hiện nay ngoài dịch bệnh bọ hung, khoảng 1000 ha mía nhiễm rệp xơ bông trắng mức độ 1.

Chỉ còn gần 3 tháng nữa, Hiệp định thương mại kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ được quốc hội 12 nước tham gia phê chuẩn để đi vào thực tiễn. Cuối năm 2015, 10 nước Đông Nam Á cũng sẽ “hội tụ” một nhà trong khối kinh tế Asean.

Lãnh đạo Nhà máy đường Biên Hoà Tây Ninh công bố chính sách thu mua mía vụ 2015 - 2016. Theo đó, giá thu mua mía cơ bản từ đầu đến cuối vụ chế biến là 900.000 đồng/tấn 10 CCS tại ruộng, trên xe vận chuyển.

Diện tích hồ tiêu khó kiểm soát, dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng, Tiến sĩ Nguyễn Quang Chơn-Phó Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học-Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam đã có một số khuyến cáo với ngành hồ tiêu và người trồng hồ tiêu.
Đến thời điểm này toàn tỉnh Đắk Lắk có 23 đơn vị tham gia đánh giá chứng nhận cà phê đạt tiêu chuẩn quốc tế UTZ Centified với 20.056 nông hộ, tổng diện tích là 25.896 ha (chiếm gần 13% diện tích cà phê toàn tỉnh), sản lượng đạt khoảng 88.474 tấn.