Chú trọng phát triển nông lâm thủy sản công nghệ cao

Mục tiêu trọng tâm của chương trình hợp tác là tổ chức triển khai đưa các ứng dụng khoa học- công nghệ vào việc trồng vải, bảo quản, chế biến đạt tiêu chuẩn và xuất khẩu. Theo đó, năm 2015 các bên sẽ phối hợp để hỗ trợ xuất khẩu hơn 1.000 tấn vải cho Quảng Ninh, Hải Dương và Bắc Giang sang thị trường Nhật Bản, Singapore, Maylaysia, Úc, Mỹ, Israel.
Trước đó, đoàn công tác của Ủy ban nghiên cứu chiến lược nông – lâm – ngư nghiệp Nhật Bản do ông Nishikawa Koya- Chủ tịch Ủy ban làm trưởng đoàn đã đến làm việc với tỉnh Quảng Ninh. Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh- Nguyễn Văn Đọc và Chủ tịch UBND tỉnh- Nguyễn Đức Long trong buổi làm việc với đoàn đều mong muốn Nhật Bản hợp tác chuyển giao công nghệ cao vào lĩnh vực nông nghiệp trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, chế biến và xuất khẩu sản phẩm nông lâm nghiệp, thủy sản, phát triển hệ thống rừng ngập mặn, nhằm góp phần bảo vệ môi trường biển, chống biến đổi khí hậu…
Kết thúc buổi làm việc, 2 bản ghi nhớ về “Thúc đẩy việc đưa các ứng dụng công nghệ cao để hỗ trợ cho nhân dân các vùng trồng vải Quảng Ninh tạo ra các sản phẩm đạt chuẩn và xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài” và “Hợp tác đưa các tiến bộ khoa học- công nghệ ứng dụng vào phát triển ngành nông- lâm- ngư- nghiệp của tỉnh Quảng Ninh” đã được tỉnh Quảng Ninh ký kết với Ủy ban Nghiên cứu chiến lược phát triển nông- lâm- ngư- nghiệp Nhật Bản và Công ty Cổ phần tiến bộ quốc tế (AIC).
Có thể bạn quan tâm

Đầu tháng 10-2014, tiến sĩ Thomas Sutton, kiểm dịch viên cao cấp của Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Mỹ, đã đến Bến Tre và Đồng Tháp để đánh giá lần cuối trước khi cấp mã số vùng trồng nhãn cho nông dân đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào Mỹ.

Cùng với việc đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, các cấp hội nông dân trong tỉnh còn phối hợp tổ chức nhiều hoạt động tư vấn, dạy nghề và hỗ trợ, thúc đẩy hội viên, nông dân cải thiện cuộc sống. Qua đó, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa hội viên với tổ chức hội; đồng thời, củng cố vững chắc hơn vị thế của Hội trong sự phát triển KT - XH của địa phương.

“Ngô năm nay được mùa, khi thu hoạch gia đình tôi phấn khởi lắm. Nhưng khi bán, giá ngô hạt xuống thấp, trừ chi phí đầu tư, lãi thu về chẳng đáng là bao, có hộ trong bản chỉ hòa vốn” - Đó là tâm sự của bà Nguyễn Thị Mền, bản Pú Ngam, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên khi chúng tôi hỏi về vụ ngô xuân hè 2014. Dường như nghịch lý “được mùa mất giá” tái diễn trong nhiều năm qua đặt người nông dân vào cảnh vừa làm vừa lo!

Việt Nam - Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1954, đến nay đã có hàng loạt hiệp định thương mại được ký kết và gần đây nhất là ASEAN - Ấn Độ, tránh đánh thuế hai lần. Theo cam kết, từ đầu năm 2014 nhiều mặt hàng Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Ấn Độ sẽ giảm dần và cắt bỏ thuế quan từ 5-50%.

Theo nhận định từ các chuyên gia kinh tế, một trong những lĩnh vực sẽ chịu tác động lớn nhất từ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là nông nghiệp. Nông dân Việt Nam phải thích ứng với môi trường cạnh tranh khốc liệt về sản xuất - kinh doanh sản phẩm nông nghiệp.