Chú trọng phát triển nông lâm thủy sản công nghệ cao

Mục tiêu trọng tâm của chương trình hợp tác là tổ chức triển khai đưa các ứng dụng khoa học- công nghệ vào việc trồng vải, bảo quản, chế biến đạt tiêu chuẩn và xuất khẩu. Theo đó, năm 2015 các bên sẽ phối hợp để hỗ trợ xuất khẩu hơn 1.000 tấn vải cho Quảng Ninh, Hải Dương và Bắc Giang sang thị trường Nhật Bản, Singapore, Maylaysia, Úc, Mỹ, Israel.
Trước đó, đoàn công tác của Ủy ban nghiên cứu chiến lược nông – lâm – ngư nghiệp Nhật Bản do ông Nishikawa Koya- Chủ tịch Ủy ban làm trưởng đoàn đã đến làm việc với tỉnh Quảng Ninh. Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh- Nguyễn Văn Đọc và Chủ tịch UBND tỉnh- Nguyễn Đức Long trong buổi làm việc với đoàn đều mong muốn Nhật Bản hợp tác chuyển giao công nghệ cao vào lĩnh vực nông nghiệp trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, chế biến và xuất khẩu sản phẩm nông lâm nghiệp, thủy sản, phát triển hệ thống rừng ngập mặn, nhằm góp phần bảo vệ môi trường biển, chống biến đổi khí hậu…
Kết thúc buổi làm việc, 2 bản ghi nhớ về “Thúc đẩy việc đưa các ứng dụng công nghệ cao để hỗ trợ cho nhân dân các vùng trồng vải Quảng Ninh tạo ra các sản phẩm đạt chuẩn và xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài” và “Hợp tác đưa các tiến bộ khoa học- công nghệ ứng dụng vào phát triển ngành nông- lâm- ngư- nghiệp của tỉnh Quảng Ninh” đã được tỉnh Quảng Ninh ký kết với Ủy ban Nghiên cứu chiến lược phát triển nông- lâm- ngư- nghiệp Nhật Bản và Công ty Cổ phần tiến bộ quốc tế (AIC).
Có thể bạn quan tâm

Thanh long là cây trồng đặc sản có lợi thế cạnh tranh trong 9 loại cây trồng ở nước ta mà Bộ Nông nghiệp và PTNT đã xác định. Tính đến nay, Bình Thuận có trên 23.000 ha thanh long với sản lượng thu hoạch 600.000 tấn/năm. Bên cạnh việc xuất khẩu, trái thanh long Bình Thuận hiện đã có mặt hầu hết trên các thị trường trong nước, tuy nhiên sản lượng tiêu thụ chưa nhiều, còn bấp bênh, giá cả không ổn định.

Theo các doanh nghiệp Ấn Độ, Trung Quốc từ chối nhập khẩu gạo non-basmati của Ấn với lý do không đạt được thỏa thuận chung về định mức an toàn vệ sinh. Song, phía thương nhân Ấn khẳng định gạo của nước này có chất lượng khá tốt và họ sẽ đưa ra mức giá hợp lý nếu Trung Quốc chấp nhận nhập khẩu.

Trong 3 năm trở lại đây bệnh chổi rồng đã phá khoảng 6.000 ha nhãn ở ĐBSCL, ngành nông nghiệp chi hơn 100 tỷ đồng mua thuốc BVTV phòng, chống bệnh nhưng không hiệu quả.

Nhiều năm qua, nông dân vùng ĐBSCL đã không ngừng mở rộng diện tích sản xuất giống lúa IR50404. Và bây giờ, người dân còn ồ ạt sản xuất giống lúa Ma Lâm 202 (ML202).

Sáng 17-9, tại xã Kim Tân, huyện Ia Pa, Viện Nghiên cứu Mía đường phối hợp với Công ty cổ phần Mía đường-Nhiệt điện Gia Lai tổ chức tập huấn kỹ thuật canh tác mía năng suất và chất lượng cao cho nông dân trồng mía vùng Đông Nam tỉnh.