Chú trọng phát triển mô hình kinh tế hợp tác
Trong năm 2014, HLV huyện Châu Thành chú trọng xây dựng mới tổ chức Hội ở các cấp cơ sở. Hiện toàn huyện có 7/12 xã, thị trấn đã thành lập HLV. Trong năm qua, HLV huyện phát triển mới được 200 HV, nâng tổng số HV trong toàn huyện hơn 800 HV.
Ông Đặng Văn Quận - Chủ tịch HLV huyện Châu Thành cho biết, xác định công tác xây dựng mô hình kinh tế hợp tác và chuyển giao khoa học kỹ thuật (KHKT) đến với HV là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thời gian qua, HLV huyện phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức nhiều cuộc hội thảo, lớp tập huấn nhằm chuyển giao KHKT cho nhà vườn. Qua đó, giúp nông dân nắm rõ kiến thức về chuỗi giá trị sản phẩm nông sản an toàn, các tiêu chí để được chứng nhận trái cây theo hướng an toàn (VietGAP, GlobalGAP); kiến thức về phát triển KTHT trong thời kỳ hội nhập.
Bên cạnh đó, HLV huyện còn vận động bà con nhà vườn sử dụng phân hữu cơ bón cho cây trồng để góp phần cải tạo đất, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt; khuyến khích người dân áp dụng các biện pháp KHKT trong xử lý ra hoa và điều trị sâu bệnh cho cây trồng ứng phó với biến đổi khí hậu; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, góp phần giảm chi phí canh tác và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Từ việc nắm rõ kiến thức sau các chương trình tập huấn và áp dụng khoa học trong xử lý ra hoa rải vụ nhiều nhà vườn trồng nhãn edor, chanh, ổi đã đạt hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra, các mô hình KTHT do Hội khuyến khích thành lập trên địa bàn huyện cũng hoạt động tốt. Nổi bật là Hợp tác xã nhãn Châu Thành; Tổ hợp tác (THT) cây có múi xã Tân Nhuận Đông, xã Tân Bình; THT ổi xã Tân Nhuận Đông; THT chanh xã Tân Nhuận Đông...
HLV huyện Châu Thành còn phối hợp với các đoàn thể làm tốt công tác xã hội tại địa phương bằng các hoạt động thiết thực như: xây dựng cầu, đường, nhà tình nghĩa, tặng quà cho trẻ em nghèo hiếu học...
Ông Đặng Văn Quận cho biết thêm: “Để nâng cao hiệu quả hoạt động, HLV huyện tiếp tục củng cố tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của HV nông dân; thường xuyên mở các lớp tập huấn, tạo điều kiện cho HV được tiếp cận tiến bộ KHKT. Song song đó, HLV sẽ đẩy mạnh phát triển KTHT, đặc biệt chú trọng kinh tế vườn; nhân rộng các mô hình có hiệu quả; triển khai các mô hình sản xuất an toàn theo quy trình VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển theo hướng bền vững”.
Có thể bạn quan tâm

Ngư dân trong tỉnh An Giang đánh bắt được cá bông lau tại các bãi đánh trên sông Tiền, sông Hậu và sông Vàm Nao, báo hiệu mùa cá bông lau đã bắt đầu. Đầu vụ cá năm nay, ngư dân đánh bắt được nhiều cá lớn (từ 5 – 8kg/con), giá bán từ 250.000 – 270.000 đồng/kg.

Trạm Thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Cát Tiến (sau đây gọi tắt là Trạm Cát Tiến) thuộc Trung tâm Giống thủy sản (Sở NN-PTNT) Bình Định, là nơi chuyên sản xuất giống thủy sản nước lợ và nước mặn. Điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, công việc vất vả, nhưng các cán bộ của Trạm vẫn nỗ lực tạo nên những giống mới, giúp người dân nâng cao hiệu quả sản xuất.

Mô hình đã thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống và ương lươn giống theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm, sử dụng thức ăn phù hợp, không sử dụng thuốc hóa học, góp phần giảm chi phí sản xuất, đồng thời đảm bảo sức khỏe cho người nuôi và môi trường xung quanh.

Cá chép là loài thủy sản được nông dân chọn thả nuôi trên ruộng khá nhiều trong mùa lũ, vì loài cá này ăn thức ăn tự nhiên, tỷ lệ hao hụt ít. Năm nay lũ nhỏ, cá loại 1 ít; mặt khác, cá này dễ bị chết sau khi kéo khỏi mặt nước, nên không trữ lại được mà phải tiêu thụ ngay.

Nếu không được ông Phan Văn Nhàn, Chủ tịch Hội Nông dân phường Vĩnh Phú cho biết trước thì chúng tôi khó có thể nghĩ đó là một ông chủ đang sở hữu gần 20 trại nuôi chim bồ câu đặt tại 6 tỉnh, thành và còn là ông chủ của 4 nhà hàng ở Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu.