Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chú Trọng Chất Lượng Để Cam Sành Bắc Quang Không Ngừng Vươn Xa

Chú Trọng Chất Lượng Để Cam Sành Bắc Quang Không Ngừng Vươn Xa
Ngày đăng: 10/11/2013

Có một thời gian do nhiều yếu tố như thị trường không ổn định, người dân thiếu quan tâm, nhiều diện tích cam bị già cỗi, sâu bệnh, vùng cam Bắc Quang và một số vùng trồng cam trong tỉnh Hà Giang bị suy giảm diện tích. Từ đó, làm lãng phí một tiềm năng và một đặc sản vốn là niềm tự hào của đất Hà Giang. Với chủ trương phục hồi và phát triển các diện tích cam, quýt, huyện Bắc Quang đã và đang quan tâm, chú trọng đến vấn đề chất lượng nhằm không chỉ phục hồi mà còn đưa trái cam sành Bắc Quang không ngừng vươn xa...

Bước vào tháng 11 này, không khí chăm sóc và đón chờ vụ cam Tết đang ấm lên ở rất nhiều thôn, xóm thuộc các xã như Vĩnh Hảo, Việt Hồng, Tân Thành, Tiên Kiều, Vĩnh Tuy, Vĩnh Phúc... Theo thống kê, năm nay toàn huyện triển khai trồng mới đạt trên 570ha cam, nâng tổng diện tích cam, quýt toàn huyện lên con số 1.867ha. Để có diện tích dẫn đầu toàn tỉnh như trên, theo đánh giá của Phòng NN&PTNT huyện, đó là nhờ sự quan tâm, chỉ đạo mạnh của cấp ủy, chính quyền huyện. Cùng với đó, yếu tố quan trọng là giá cam trên thị trường khá ổn định. Vì thế, người dân đã tích cực đầu tư giống, phân bón và chăm sóc đúng kỹ thuật. Nhờ đó, diện tích, năng suất và sản lượng cam của huyện năm sau luôn cao hơn năm trước, đem lại nguồn thu không nhỏ cho người trồng cam. Không ít vườn cam đã có sản lượng bán ra hàng năm đạt từ 500 triệu đến trên 1 tỷ đồng.

Mặc dù đã có tín hiệu tích cực, nhưng thời gian qua, đã có tình trạng một số gia đình, tư thương đã sử dụng thuốc kích thích, thuốc bảo quản sản phẩm bừa bãi, không đúng theo quy định nhằm kích thích cam sinh trưởng theo ý muốn, hoặc để ủ giữ cam lâu hơn. Cùng với đó, một số hộ vì lợi nhuận đã thu hoạch cam non để bán đầu mùa... Từ đó, khiến một số sản phẩm cam không đảm bảo chất lượng, làm cho người tiêu dùng mất lòng tin về chất lượng cam Hà Giang nói chung, cam Bắc Quang nói riêng.

Để khắc phục những hạn chế trên, huyện Bắc Quang đã chỉ đạo tăng cường quản lý chất lượng, uy tín trái cam sành, coi đây là yếu tố quan trọng, góp phần phục hồi và phát triển bền vững các diện tích cam trên địa bàn. Cùng với sự hỗ trợ của tỉnh, huyện đang xây dựng các diện tích cam theo tiêu chuẩn ViệtGAP với mô hình trồng mới và mô hình xây dựng trên các diện tích đang cho thu hoạch tại các xã: Vĩnh Hảo, Việt Hồng, Vô Điếm, Vĩnh Phúc. Anh Đinh Văn Minh, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết, nhờ đầu ra ổn định, người trồng cam từng bước có sự đầu tư hợp lý, năng xuất cam, quýt của huyện hứa hẹn sẽ tiếp tục tăng lên. Để đảm bảo chất lượng và giữ vững thương hiệu cam sành, huyện chỉ đạo các ngành, đoàn thể, các địa phương trồng cam tăng cường các biện pháp hướng dẫn triển khai các kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch và bảo quản cam; kiểm tra, giám sát việc sử dụng các chế phẩm hóa học từ các hộ sản xuất đến các hộ kinh doanh cam. Ông Phạm Quang Lân, Chủ tịch Hiệp hội cam sành Bắc Quang cho biết, trước giá trị cây cam, người dân đang dần thay đổi nhận thức, đầu tư bài bản, đúng quy trình kỹ thuật nhằm không chỉ thu được trái cam đẹp mà còn hướng đến chất lượng, khai thác bền vững các diện tích đầu tư.

Để nâng cao chất lượng cam sành cũng như giữ lòng tin người tiêu dùng, huyện Bắc Quang tập trung chỉ đạo các ngành, địa phương, Hiệp hội cam sành huyện tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân chăm sóc, cải tạo các vườn cam theo đúng quy trình kỹ thuật; sử dụng các loại phân bón và chế phẩm sinh học nằm trong danh mục cho phép và có xuất xứ rõ ràng. Đặc biệt khuyến cáo không bán cam chưa đủ độ chín. Nghiêm cấm sử dụng các chất bảo quản, các loại thuốc độc hại, không rõ nguồn gốc để bảo quản và ủ cam. Chỉ đạo các địa phương tổ chức cho các hộ trồng cam ký cam kết sản xuất cam an toàn. Căn cứ các quy định của Nhà nước, huyện chỉ đạo mạnh đối với các xã, thị trấn tịch thu, buộc tiêu huỷ và xử phạt hành chính nếu phát hiện hộ gia đình có sử dụng các chất bảo quản, các loại thuốc hoá học độc hại, không rõ nguồn gốc, không nằm trong danh mục cho phép của Bộ NN&PTNT.

Có thể nói, không chỉ bởi chất lượng thơm ngon mà sản phẩm cam sành có xuất xứ từ Hà Giang khiến cho tâm lý người tiêu dùng ở các tỉnh khác luôn an tâm, tin tưởng bởi độ an toàn, sạch. Từ những yếu tố đó, cùng với quyết tâm của huyện Bắc Quang trong việc chú trọng xây dựng chất lượng, sẽ từng bước đưa sản phẩm cam sành của địa phương không ngừng vươn xa.


Có thể bạn quan tâm

Hơn 38.300 Ha Nuôi Tôm Bị Dịch Bệnh Hơn 38.300 Ha Nuôi Tôm Bị Dịch Bệnh

Ngày 25.6, tại Trà Vinh, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát chủ trì hội nghị phòng chống dịch bệnh trên tôm nước lợ tại các tỉnh phía Nam.

26/06/2012
Nuôi Con Đặc Sản Ở Thái Nguyên Nuôi Con Đặc Sản Ở Thái Nguyên

Dịch bệnh thường xuyên xảy ra, giá các loại thuốc thú y, thức ăn tăng cao khiến hầu hết các hộ chăn nuôi trong tỉnh Thái Nguyên thời gian qua không có lợi nhuận, cá biệt có thời điểm nuôi gia súc, gia cầm còn thua lỗ. Do vậy, ước vọng tìm được con vật nuôi đặc sản đem lại hiệu quả kinh tế cao đã, đang thôi thúc những nông dân có chí làm giàu…

20/07/2012
Mô Hình Nuôi Cá Chình Anh Dũng Ở Hải Dương Mô Hình Nuôi Cá Chình Anh Dũng Ở Hải Dương

Dự kiến cuối năm nay anh sẽ thu hơn 1,2 tấn cá. Với giá bán hiện nay là 500 - 600 nghìn đồng/kg, tiền lãi hơn 200 triệu đồng.

22/07/2012
Từ Sân Mạ Sẽ Lên Đồng Từ Sân Mạ Sẽ Lên Đồng

Là người đầu tiên nghiên cứu và phát triển kỹ thuật gieo mạ sân, sau hơn mười năm kể từ ngày bắt đầu lăn lộn cùng cây lúa, giờ đây ông Tám Công đã là cây đa, cây đề lớn nhất trong lĩnh vực này. Mạ sân giờ đây không chỉ đem lại sự tiện lợi, nhàn nhã, tối ưu hoá chi phí, mà còn đem lại cho người nông dân sự khởi đầu thuận lợi cho việc đảm bảo một vụ mùa thành công, bội thu

26/06/2012
“Ma Trận” Thị Trường Cây Giống “Ma Trận” Thị Trường Cây Giống

Thời điểm này, nông dân các tỉnh Tây Nguyên đang tìm về Viện Khoa học Kỹ thuật Nông-Lâm nghiệp Tây Nguyên (Đak Lak) để mua cây giống chuẩn bị trồng rừng, cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả. Tuy nhiên, bà con khó phân biệt đâu là cây giống thật đâu là cây giống giả, bởi hầu hết các cơ sở bán cây giống này đều mang chung một thương hiệu “Ea Kmat”.

26/06/2012