Chủ tịch nước khảo sát mô hình nông nghiệp công nghệ cao

Chủ tịch nước đã đến thăm mô hình sản xuất dâu tây Pháp của Công ty Sinh học sạch Đà Lạt (Biofresh Đà Lạt), mô hình trồng cà chua sạch trên giá thể của Cty TNHH Trang trại nông sản Phong Thúy ở huyện Đức Trọng và mô hình sản xuất rau sạch theo công nghệ Nhật Bản của Cty An Phú ở huyện Lâm Hà.
Qua đó, Chủ tịch nước đã đánh giá cao mô hình NNCNC của các doanh nghiệp, đồng thời mong muốn Lâm Đồng thắt chặt hơn nữa sự liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân và giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp nhằm thúc đẩy nền NNCNC của địa phương lên bước phát triển cao hơn.
Tại Biofersh Đà Lạt, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến tận vườn, tham quan mô hình trồng dâu tây giống Pháp theo công nghệ sạch của Pháp.
Đặc biệt, cũng tại Cty Sinh học sạch Biofresh Đà Lạt, Chủ tịch nước đã có buổi trò chuyện với ngài Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam Jean Noel Poirier về vấn đề NNCNC, nhất là NNCNC kiểu Pháp ở Việt Nam nói chung và Lâm Đồng nói riêng.
Được biết, Biofresh Đà Lạt là doanh nghiệp tiên phong trong việc phục hồi sản phẩm dâu tây đặc sản Đà Lạt bằng giống dâu tây Pháp nhập về cách nay vài năm và hiện đã khá thành công với công nghệ mới cũng được du nhập từ Pháp về (chủ doanh nghiệp là người có nhiều năm sống và làm việc tại Pháp - ông Nghiêm Văn Minh).
Với 2 ha đất nằm trong khuôn viên hồ Than Thở (Đà Lạt), mô hình dâu tây giống Pháp của kỹ sư Nghiêm Văn Minh được đánh giá rất cao trên lĩnh vực ứng dụng công nghệ.
Cùng với sự thành công của mô hình dâu tây giống Pháp, hiện tại Biofresh Đà Lạt còn thử nghiệm một số giống cây trồng độc quyền như giống dưa lưới được nhập về từ Pháp, giống xà lách châu Âu...
Chủ trang trại dâu tây Biofresh còn giới thiệu với Chủ tịch nước một giống dâu tây hoàn toàn mới được nhập từ nước ngoài về và đang trồng thử nghiệm tại Biofresh: Chỉ cần 5 tuần tuổi đã cho thu hoạch, thay vì 5 tháng như nhiều giống dâu tây hiện trồng ở Đà Lạt.
Trước đó, tại Cty TNHH Trang trại nông sản Phong Thúy, Chủ tịch nước đã khảo sát mô hình trồng cà chua sạch ghép trên giá thể theo kỹ thuật tiên tiến của thế giới hiện nay.
Với mô hình NNCNC trong sản xuất rau củ, sản phẩm cà chua ghép được trồng trên giá thể nói riêng và các loại nông sản khác nói chung của Phong Thúy hoàn toàn có đủ khả năng cạnh tranh với bất kỳ loại sản phẩm cùng loại nào trên thị trường trong và ngoài nước. Bắt đầu đi vào hoạt động từ 1990 đến nay, Cty TNHH Trang trại nông sản Phong Thúy đang sở hữu diện tích đất sản xuất nông sản sạch hơn 45 ha, hàng năm sản xuất được 4.000 tấn rau củ quả cao cấp các loại, ngoài ra Cty còn liên kết với nhiều hộ nông dân trong vùng để sản xuất các loại rau củ quả theo quy trình NNCNC trên diện tích hơn 70 ha.
Đặc biệt, Phong Thúy hiện nay là một trong những doanh nghiệp ở Lâm Đồng tham gia vào chuỗi thí điểm sản xuất rau an toàn thuộc dự án xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm (FAPQDC) do Canada tài trợ.
Tại Cty An Phú, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã được giới thiệu và tham quan mô hình sản xuất rau an toàn theo công nghệ hiện đại của Nhật Bản. Hiện tại, An Phú là doanh nghiệp tiêu biểu trong sản xuất các loại xà lách romaine, xà lách búp iceberg, xà lách lô lô tím, xà lách lô lô xanh... theo công nghệ Nhật.
Chủ tịch nước đã đánh giá cao những thành tựu trên lĩnh vực NNCNC mà Lâm Đồng đã đạt được trong những năm qua, đồng thời mong rằng trong thời gian tới, Lâm Đồng cần tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, liên kết chặt chẽ hơn với nông dân và với các doanh nghiệp khác trong sản xuất nông nghiệp để thúc đẩy NNCNC Lâm Đồng có bước phát triển cao hơn.
Có thể bạn quan tâm

Rủi ro rình rập, chi phí sản xuất tăng cao, giá cả bấp bênh hay có lúc “khát” lao động đi biển nhưng vụ khai thác, đánh bắt thủy sản chính trong năm 2014, ngư dân trong tỉnh vẫn bội thu. Có điều, “quả ngọt” ấy cũng chưa mang lại cho họ niềm vui trọn vẹn khi mà tình trạng ép giá, cửa biển bồi lấp... vẫn xảy ra.

Tính chung, 82 hộ dân ở 6 xã: Phú Thọ, Phú Thành A và B, An Long, Phú Ninh và thị trấn Tràm Chim thả nuôi hơn 602ha tôm càng xanh năm 2014 đã thu hoạch được tổng sản lượng trên 350 tấn tôm. Loại 30 con/kg bán giá từ 185.000 đồng - 190.000 đồng/kg, tôm càng xanh ôm trứng từ 50 - 60 con/kg bán với giá từ 120.000 - 130.000 đồng/kg.

Xã Hải Phúc (Hải Hậu, Nam Định) có trên 60ha diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó chủ yếu là nuôi tôm thẻ chân trắng và một số mô hình nuôi cá truyền thống, cá vược. Bám sát chủ trương của Đảng ủy, UBND xã về phát triển nuôi trồng thủy sản trở thành ngành kinh tế “mũi nhọn”, những năm qua Hội Nông dân (HND) xã đã tích cực tuyên truyền, hỗ trợ cho hội viên phát triển nuôi thủy sản theo hướng bền vững.

Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư (KNKN) tỉnh Bình Định vừa tổ chức lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ công tác khuyến ngư với chuyên đề “Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản (NTTS) tốt - VietGAP”. Tham gia lớp tập huấn có 60 học viên (HV) là cán bộ trạm khuyến nông, khuyến nông viên-khuyến ngư viên cơ sở trong tỉnh.

Những năm gần đây, con tôm thẻ chân trắng đã đem lại cho nhiều hộ dân của tỉnh giàu lên nhanh chóng. Tuy nhiên, cùng với những cái được ấy là nguy cơ người dân đua nhau nuôi tôm thẻ chân trắng làm phá vỡ quy hoạch, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sinh thái.