Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chủ tịch nước khảo sát mô hình nông nghiệp công nghệ cao

Chủ tịch nước khảo sát mô hình nông nghiệp công nghệ cao
Ngày đăng: 06/05/2015

Chủ tịch nước đã đến thăm mô hình sản xuất dâu tây Pháp của Công ty Sinh học sạch Đà Lạt (Biofresh Đà Lạt), mô hình trồng cà chua sạch trên giá thể của Cty TNHH Trang trại nông sản Phong Thúy ở huyện Đức Trọng và mô hình sản xuất rau sạch theo công nghệ Nhật Bản của Cty An Phú ở huyện Lâm Hà.

Qua đó, Chủ tịch nước đã đánh giá cao mô hình NNCNC của các doanh nghiệp, đồng thời mong muốn Lâm Đồng thắt chặt hơn nữa sự liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân và giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp nhằm thúc đẩy nền NNCNC của địa phương lên bước phát triển cao hơn.

Tại Biofersh Đà Lạt, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến tận vườn, tham quan mô hình trồng dâu tây giống Pháp theo công nghệ sạch của Pháp.

Đặc biệt, cũng tại Cty Sinh học sạch Biofresh Đà Lạt, Chủ tịch nước đã có buổi trò chuyện với ngài Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam Jean Noel Poirier về vấn đề NNCNC, nhất là NNCNC kiểu Pháp ở Việt Nam nói chung và Lâm Đồng nói riêng.

Được biết, Biofresh Đà Lạt là doanh nghiệp tiên phong trong việc phục hồi sản phẩm dâu tây đặc sản Đà Lạt bằng giống dâu tây Pháp nhập về cách nay vài năm và hiện đã khá thành công với công nghệ mới cũng được du nhập từ Pháp về (chủ doanh nghiệp là người có nhiều năm sống và làm việc tại Pháp - ông Nghiêm Văn Minh).

Với 2 ha đất nằm trong khuôn viên hồ Than Thở (Đà Lạt), mô hình dâu tây giống Pháp của kỹ sư Nghiêm Văn Minh được đánh giá rất cao trên lĩnh vực ứng dụng công nghệ.

Cùng với sự thành công của mô hình dâu tây giống Pháp, hiện tại Biofresh Đà Lạt còn thử nghiệm một số giống cây trồng độc quyền như giống dưa lưới được nhập về từ Pháp, giống xà lách châu Âu...

Chủ trang trại dâu tây Biofresh còn giới thiệu với Chủ tịch nước một giống dâu tây hoàn toàn mới được nhập từ nước ngoài về và đang trồng thử nghiệm tại Biofresh: Chỉ cần 5 tuần tuổi đã cho thu hoạch, thay vì 5 tháng như nhiều giống dâu tây hiện trồng ở Đà Lạt.

Trước đó, tại Cty TNHH Trang trại nông sản Phong Thúy, Chủ tịch nước đã khảo sát mô hình trồng cà chua sạch ghép trên giá thể theo kỹ thuật tiên tiến của thế giới hiện nay.

Với mô hình NNCNC trong sản xuất rau củ, sản phẩm cà chua ghép được trồng trên giá thể nói riêng và các loại nông sản khác nói chung của Phong Thúy hoàn toàn có đủ khả năng cạnh tranh với bất kỳ loại sản phẩm cùng loại nào trên thị trường trong và ngoài nước. Bắt đầu đi vào hoạt động từ 1990 đến nay, Cty TNHH Trang trại nông sản Phong Thúy đang sở hữu diện tích đất sản xuất nông sản sạch hơn 45 ha, hàng năm sản xuất được 4.000 tấn rau củ quả cao cấp các loại, ngoài ra Cty còn liên kết với nhiều hộ nông dân trong vùng để sản xuất các loại rau củ quả theo quy trình NNCNC trên diện tích hơn 70 ha. 

Đặc biệt, Phong Thúy hiện nay là một trong những doanh nghiệp ở Lâm Đồng tham gia vào chuỗi thí điểm sản xuất rau an toàn thuộc dự án xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm (FAPQDC) do Canada tài trợ.

Tại Cty An Phú, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã được giới thiệu và tham quan mô hình sản xuất rau an toàn theo công nghệ hiện đại của Nhật Bản. Hiện tại, An Phú là doanh nghiệp tiêu biểu trong sản xuất các loại xà lách romaine, xà lách búp iceberg, xà lách lô lô tím, xà lách lô lô xanh... theo công nghệ Nhật.

 Chủ tịch nước đã đánh giá cao những thành tựu trên lĩnh vực NNCNC mà Lâm Đồng đã đạt được trong những năm qua, đồng thời mong rằng trong thời gian tới, Lâm Đồng cần tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, liên kết chặt chẽ hơn với nông dân và với các doanh nghiệp khác trong sản xuất nông nghiệp để thúc đẩy NNCNC Lâm Đồng có bước phát triển cao hơn.


Có thể bạn quan tâm

Tác động của TPP đến ngành chăn nuôi Tác động của TPP đến ngành chăn nuôi

Sáng ngày (3/8), Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo khoa học “Đánh giá tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đến Việt Nam: Khía cạnh kinh tế vĩ mô và trường hợp ngành chăn nuôi”.

06/08/2015
Nghề nuôi đà điểu hết thời Nghề nuôi đà điểu hết thời

Cách đây 5 năm, người dân vùng ven biển Quảng Nam chọn nuôi đà điểu để xóa đói giảm nghèo. Nhưng thời gian gần đây người dân không còn mặn mà với mô hình này bởi khó tìm đầu ra.

06/08/2015
Huyện Tuy An (Phú Yên) nghiệm thu mô hình nuôi thử nghiệm cá thát lát cườm Huyện Tuy An (Phú Yên) nghiệm thu mô hình nuôi thử nghiệm cá thát lát cườm

Các cơ quan chuyên môn ở huyện Tuy An (Phú Yên) vừa nghiệm thu mô hình nuôi thử nghiệm cá thát lát cườm thương phẩm trong ao đất.

06/08/2015
A Lưới (Thừa Thiên Huế) phát triển nuôi cá nước ngọt hơn 325 ha A Lưới (Thừa Thiên Huế) phát triển nuôi cá nước ngọt hơn 325 ha

Phát huy lợi thế về ao, hồ, sông, suối và lòng hồ thủy điện trên địa bàn, huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã phát triển diện tích nuôi cá nước ngọt toàn huyện lên 325 ha.

06/08/2015
Nghệ An để nuôi tôm thẻ chân trắng đạt hiệu quả Nghệ An để nuôi tôm thẻ chân trắng đạt hiệu quả

Từ năm 2008 đến nay, tôm thẻ chân trắng được các hộ nuôi chọn làm chủ lực thay thế con tôm sú trên diện tích nước mặn lợ của các địa phương ven biển. Đến nay, diện tích nuôi đã vượt con số 1.300 ha/vụ. Tuy nhiên, liên tiếp trong những năm qua, dịch bệnh xảy ra, làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng khiến nhiều hộ nuôi tôm lao đao.

06/08/2015